| Hotline: 0983.970.780

Mới lạ và hoành tráng

Thứ Năm 02/08/2012 , 10:36 (GMT+7)

Nhìn vào số lượng các đoàn võ tham gia Liên hoan lần này mới thấy sự hoàng tráng ngày càng tăng cao sau 3 lần tổ chức.

 

 

Vào 20g tối hôm qua (ngày 1/8), Liên hoan võ Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV chính thức khai mạc tại sân vận động TP Quy Nhơn (Bình Định) với một đêm lễ, hội hoành tráng.

 

Nhìn vào số lượng các đoàn võ tham gia Liên hoan lần này mới thấy sự hoàng tráng ngày càng tăng cao sau 3 lần tổ chức. Nếu như trong Liên hoan lần thứ I chỉ có 500 vận động viên tham gia với 35 đoàn võ thuật quốc tế và 21 đoàn trong nước thì Liên hoan lần này có đến hơn 59 đoàn võ thuật quốc tế của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 40 đoàn trong nước với 1.300 võ sư, võ sĩ tham gia.

Đêm khai mạc diễn ra với một rừng cờ trên tay của 1.500 võ sinh, võ sĩ, diễn viên, sinh viên, học sinh cùng với 10 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: Đoàn Ca múa nhạc Đam San (Gia Lai), Đoàn Ca múa Phú Yên, Trường Múa TP HCM, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Đoàn Ca múa kịch Nghệ An, Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long (Hà Nội)... diễu hành qua lễ đài.


Đêm khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền

Chương trình nghệ thuật khai mạc năm nay có nhiều nét mới, đó là yếu tố nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố võ thuật. Chương trình nghệ thuật lễ khai mạc kết cấu thành 3 phần với nhiều đại cảnh sân khấu hóa thể hiện niềm tự hào quê hương Bình Định, tôn vinh Hoàng đế Quang Trung và hội nhập bốn phương về miền đất Võ. Chương trình có thủ pháp dàn dựng đồng hiện liên hoàn, kết nối chặt chẽ giữa các không gian biểu diễn nhằm tạo nên một sân khấu quảng diễn mang tính tổng thể cao. Thủ pháp dàn dựng đồng hiện liên hoàn cho phép tái tạo các sự kiện lịch sử như những lát cắt, tạo nên mối quan hệ giữa người biểu diễn và người xem. Nâng cao đẳng cấp nghệ thuật của chương trình trên cơ sở vừa đủ dữ kiện lịch sử, vừa giữ nguyên bản sắc dân tộc nhưng được thể hiện rất hiện đại để phù hợp với khán giả trong nước và quốc tế. Đặc biệt, thành viên các đoàn võ thuật về tham gia Liên hoan được trực tiếp tham gia biểu diễn chứ không phải đến làm khán giả như trước đây.

Phần cuối của chương trình với nội dung “Võ cổ truyền Việt Nam - Hội tụ và lan tỏa” mang ý nghĩa suy tôn Hoàng đế Quang Trung, một trong những vị tổ của võ cổ truyền Việt Nam. Gây nhiều ấn tượng là đại cảnh toàn thể các võ sư, võ sĩ, võ sinh cùng quỳ xuống bái lễ hướng về hình ảnh Tượng đài Quang Trung trên sân khấu trung tâm, tạo nên khoảnh khắc thiêng liêng giữa tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng vang dội, trong ánh sáng đuốc lửa và hàng ngàn ngọn nến.

Trong chương trình này có đại cảnh “Từ Bình Định đến năm châu", giới thiệu sự phát triển của võ cổ truyền Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung đang lan tỏa đi khắp năm châu bốn biển với màn đồng diễn võ thuật tạo hình một bông hoa khổng lồ chia thành 3 lớp: Tượng đài Quang Trung ở chính giữa với các em thiếu niên, nhi đồng - các võ sư, võ sinh Bình Định - các đoàn võ thuật trong nước và quốc tế.

Lễ rước đuốc được diễn ra trang nghiêm. Ngọn đuốc thắp từ đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt được hàng chục võ sĩ tiêu biểu rước, đưa vào lễ đài. Khi ngọn đuốc được được thắp sáng tại lễ đài chính, không khí của đêm khai mạc như bừng lên trong hân hoan tột cùng. Nhìn gương mặt những võ sư, võ sĩ người nước ngoài trong trang phục võ cổ truyền Việt Nam đang bừng bừng nhiệt huyết trong đêm khai mạc Liên hoan, ai cũng hiểu chặng đường lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ cổ truyền Việt Nam đã thực sự trở thành một di sản văn hoá quý báu của cả dân tộc và đang lan tỏa mạnh mẽ ra khắp năm châu. Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV này một lần nữa khẳng định sự phát triển rộng rải theo xu hướng quốc tế hoá của phong trào võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Cuối chương trình, trong không khí đồng diễn tưng bừng, đêm khai mạc như bừng lên trong rực rỡ pháo hoa được bắn lên từ phía khán đài B, sau sân khấu chính, tạo nên vẻ đẹp hoành tráng cho phần kết thúc, đồng thời gởi đến “thông điệp quốc tế” báo hiệu những ngày Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV - Bình Định 2012 sôi động, hấp dẫn bắt đầu.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm