| Hotline: 0983.970.780

Một thoáng cuộc sống người Việt ở Mỹ

Thứ Hai 11/02/2013 , 14:54 (GMT+7)

Câu chuyện “mục sở thị” cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Mỹ của tôi được bắt đầu một cách rất tình cờ.

Chuông điện thoại réo. Đầu dây bên kia cất lên giọng nói vừa quen thuộc, vừa xa lạ của một người phụ nữ: “Hello! Em khỏe không, chị Hà này”. “Chị Hà Sài Gòn?”. “Đúng rồi, Bao giờ sang? Nhớ ghé chị nhé. Quận Cam…”.

Câu chuyện “mục sở thị” cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Mỹ của tôi được bắt đầu một cách tình cờ như thế.

Chị Hà - Võ Thị Thanh Hà, bây giờ đã đổi sang một cái tên đúng “mác” Việt kiều: Helen Hà. Hiện tại, chị đã là bà chủ của một shop hoa tươi ở ngay Thương xã Phước Lộc Thọ ở khu Little Saigon. Và dịp đến thăm California - tiểu bang ven biển phía tây nước Mỹ - tôi đã gặp lại chị.

Thời kỳ khó khăn: Dựa gia đình

Người Việt tại Mỹ tập trung ở một số vùng như Nam Cali, chủ yếu là 3 khu vực Los Angeles, Orange County và San Diego.

Little Saigon dường như là một lựa chọn đúng đắn với 5.000 người Việt sinh sống, hơn 100 nhà hàng và chục siêu thị lớn nằm dọc suốt hơn 3 km ở đại lộ Stockton.

Hầu hết người Việt ở đây đã có quốc tịch Mỹ, cao hơn nhiều so với cộng đồng người gốc Á khác.

Trong thời khủng hoảng kinh tế, nhiều người Việt đã bỏ việc ở các hãng về tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, hỗ trợ nhau trong cộng đồng và nhờ thế vượt qua những khó khăn một cách dễ dàng hơn.


Người Việt kinh doanh, buôn bán tại Mỹ

"Văn hóa truyền thống giúp chúng tôi biết được rằng mình có thể dựa vào gia đình, nhất là trong những thời điểm khó khăn như hiện tại” - Elen Mai Nguyen, giám đốc văn phòng thương mại của người Mỹ gốc Việt tại Sacramento - cho biết.

Cô là chủ cửa hiệu váy cưới Phuong Trinh ở Little Vietnam Plaza - 1 trong 8 trung tâm thương mại sầm uất của người Việt tại Little Saigon ở quận Sacramento, bang California. "Chúng tôi đã có nhiều khách hàng và cung cấp áo dài, vest và nhiều dịch vụ khác cho các khách hàng gốc Việt. Cửa hàng phục vụ 50 đám cưới/năm, 40% trong số đó là các đám cưới thuần Việt với áo dài và khăn đống cho các cô dâu, 50% còn lại là các khách hàng gốc Hoa và một số ít đến từ các nước khác” - cô tự hào khoe.

Hay như Mike Nguyen tiếp quản công việc của cha về chuyển phát nhanh. Trong vòng 4 năm, anh đã tăng gấp ba không gian và doanh số của cửa hàng.

Dựa vào hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, trong thời điểm suy thoái kinh tế, chỉ có 10% trong số gần 1.000 doanh nghiệp của người Việt ở Litte Saigon là không có việc làm, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ tại các khu vực khác.

Chị Hà, bạn tôi, sang sống cùng con gái lấy chồng bên này. Chị bảo, sang đây, trở ngại lớn nhất là tiếng Anh. Không có tiếng Anh thì đi đâu làm gì cũng vướng. Vì vậy, việc đầu tiên là phải dành thời gian và công sức đi học tiếng. Tiếp đó là tuổi tác và công việc. Thường thì việc làm chia làm 2 loại: trí óc và tay chân. Người lớn tuổi rất đau đầu về khía cạnh công việc vì đi làm thì không có sức khỏe, lương thấp. Làm trí óc không hẳn nhẹ nhàng, nhưng phù hợp hơn. Thường thì người lớn tuổi giúp con cái quản lý công việc ở cửa hàng hoặc như chị Hà, “dắt mối” sang Mỹ du học cho ai ở Việt Nam có nhu cầu.

Qua trò chuyện với “cư dân” Little Saigon, tôi được biết, nhờ sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ Mỹ dành cho người nhập cư, về cơ bản cuộc sống của người Việt mới sang không đến nỗi nào. Dần dần một số ít người có khả năng thích nghi và hòa nhập cao, học hiểu tiếng Anh đã xin được những công việc tốt hơn, đa phần là công việc hành chính liên quan đến người Việt ở Mỹ hoặc công việc họ từng làm tại Việt Nam. Một số người khác bắt đầu kinh doanh cafe, nhà hàng, tiệm phở, đặc biệt là tiệm nail (làm móng chân, móng tay).

Thu nhập của người Việt vào khoảng 20.000 - 40.000 USD/năm. Nghe thì tưởng là lớn, nhưng thực sự, chỉ ở dưới mức trung bình so với người Mỹ. Tất nhiên vẫn có những người Việt vươn lên bằng khả năng thực, làm việc trong những chuyên ngành với mức thu nhập cao trên 100.000 USD/năm (trong lĩnh vực máy tính, tài chính ngân hàng, y học...), nhưng chỉ là thiểu số.

Thăm chợ Việt

Vào những ngày cuối tuần, nếu tạt ngang qua khu Bolsa, ghé vào các ngôi chợ Việt Nam sẽ thấy rõ sự nhộn nhịp mua bán, thật sự cảm nhận được nếp sống sinh hoạt của người Việt ở đất Mỹ. Ở Little Saigon, các chợ Việt Nam dần dần lấn lướt các chợ Mỹ hoặc tìm cách mua lại các chợ Mỹ và biến đổi thành chợ Việt. Và việc gặp người Mỹ đi chợ Việt cũng không còn là chuyện lạ.

Chỉ riêng trong quận Cam mà đã có hơn 20 chợ Việt lớn, nhỏ. Có chợ được tạo thành một hệ thống như là Viễn Đông Supermarket, 99 Supermarket do người Việt gốc Hoa làm chủ. Có những chợ hoàn toàn do người Việt bỏ vốn và làm chủ, còn nhân viên trong chợ chủ yếu là người trong gia đình hoặc toàn là người Việt Nam.


Bên trong một siêu thị của người Việt ở quận Cam

Người Việt sống ở Mỹ nói từ "đi chợ" không có nghĩa là chỉ đi mua riêng thực phẩm, thức ăn mà còn đồng nghĩa là đi mua sắm đủ thứ. Vào một ngôi chợ Việt Nam, khách hàng có thể tìm thấy hay mua đủ mọi vật dụng từ thực phẩm, đồ gia dụng, nước uống cho đến vàng, bạc, nhang, đèn, hoa, cho đến cau trầu, hay chày cối, chổi, xà bông, thuốc lá. Nghĩa là đầy đủ các mặt hàng giống như các ngôi chợ trong nước.

Người Việt sang đây cũng tập thói quen như người Mỹ là đi chợ vào cuối tuần hay trong tuần đi chợ một lần chứ không đi hàng ngày. Vì vậy, cứ đến chiều thứ sáu, cả ngày thứ bảy và sáng chủ nhật là các bãi đậu xe trước các chợ rất đông.

Hiện nay, ngày càng có nhiều mặt hàng thực phẩm đóng gói được nhập thẳng từ Việt Nam và có ghi rõ "made in Viet Nam", đặc biệt là mì gói, cháo, phở ăn liền, các gia vị để nấu các món phở, bún bò, hủ tiếu, cà phê Trung Nguyên, được nhiều người tiêu dùng chú ý và trở nên quen thuộc đối với người Việt sống ở Mỹ.

Ở một số chợ Việt Nam khang trang và rộng rãi, thường có mở thêm một cửa hàng kế bên bán phở hay các món ăn khác để khách hàng có thể ghé ăn sáng hay ăn trưa. Có chợ còn có thêm tiệm kim hoàn, tiệm bán điện thoại di động hay thẻ điện thoại bên trong chợ, có dịch vụ đổi séc thành tiền cho một số gia đình nhận trợ cấp của chính phủ hay nhận gửi tiền về Việt Nam cho thân nhân.

Người Việt dù sống ở đâu cũng đều thích đổ dồn về quận Cam đi chợ Việt. Không ngoa khi nói rằng, đi chợ Việt là cách để gặp và nói tiếng Việt thoải mái, xóa tan cảm giác xa nhà…

Califonia, Lễ Tạ ơn

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm