| Hotline: 0983.970.780

Một trường nghề nhiều sáng kiến

Thứ Năm 02/04/2015 , 10:11 (GMT+7)

Trường Cao đẳng nghề cơ giới Ninh Bình, với truyền thống 45 năm, luôn dẫn "tốp" đầu khối các trường trực thuộc Bộ NN-PTNT về phong trào sáng kiến, sáng tạo kỹ thuật.

Cứ vào dịp tháng 3 hàng năm, nhà trường lại nhộn nhịp hơn bởi đây là thời điểm diễn ra sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Trong thời gian này, nhà trường tổ chức rất nhiều cuộc thi và các hoạt động giao lưu như văn nghệ, "Rung chuông vàng" và đặc biệt là cuộc thi sáng tạo kỹ thuật.

Ông Dương Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề cơ giới Ninh Bình chia sẻ, cuộc thi sáng kiến kỹ thuật được trường phát động thường niên nhằm mục đích áp dụng cũng như hiện thực hóa những cải tiến kỹ thuật trong dạy nghề gắn với thực tiễn SX.

Ngược lại, cuộc thi sẽ tạo tiền đề lý luận và thực tiễn nhằm định hướng cho phương pháp dạy học luôn theo nguyên lý tích hợp, dạy lý thuyết song song dạy thực hành ngay tại trường hay ở các nhà máy của DN.

Tham dự cuộc thi sáng kiến kỹ thuật năm 2015 của Trường CĐ Nghề Cơ giới Ninh Bình, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm, mô hình đạt giải của cuộc thi đã thể hiện được thế mạnh về tính ứng dụng thực tiễn, khả năng sáng tạo, sự đơn giản, tiện dụng, tính sư phạm và tính xã hội cao.

Cụ thể, thiết bị mô phỏng lái máy xúc giúp các học viên thực hành với màn hình 3D gắn với hệ thống lái máy xúc như trên máy móc thật; tiếp đến là robot tự động dò line và bàn khoan mini với rất nhiều tính năng tiện dụng; ngoài ra còn có thước đo độ võng xích, bàn cắt phôi tấm phẳng đa năng.

Một sản phẩm khác khiến chúng tôi thấy khá ấn tượng với hệ thống dây phơi quần áo thông minh có gắn cảm biến, tự động thu quần áo vào nếu gặp trời mưa.

Nhưng có lẽ ấn tượng nhất của hội thi đầy ắp sáng tạo này là sáng chế robot đánh cầu lông và máy nghiền bột sắn dây. Các sáng chế không những là điển hình của tư duy kỹ thuật mà còn trực tiếp phục vụ bà con nông dân nâng cao hiệu quả SX và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Từ đấy, giá trị của nông sản cũng được nâng cao. Điều đó cũng thể hiện sự đóng góp một phần nhỏ bé của thày trò nhà trường vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Ông Dương Văn Cường cho biết, sáng kiến robot đánh cầu lông sẽ đại diện cho nhà trường tham gia dự thi Robocom toàn quốc. Robot được các tác giả thuộc Khoa Cơ điện chế tạo theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu của hội thi Robocom 2015.

Chế tạo thành công robot đánh cầu lông là bước đột phá mới trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực tự động hóa. Nó nói lên tính tổng thể tư duy của lĩnh vực cơ - điện - tử mà ngày nay lao động chất lượng cao cần phải có.

Nếu như việc chế tạo robot mang lại sự ngỡ ngàng, thích thú cho khán giả bởi tư duy khoa học thì máy nghiền bột sắn dây của Khoa Công nghiệp và PTNT lại khẳng định tính ứng dụng thực tiễn cụ thể và hóa giải bài toán về thời gian cũng như công sức của người lao động khi họ phải dùng chính đôi tay để mài, giã bột sắn dây.

Nếu dùng máy này để nghiền và vắt sắn dây thay thế cách làm thủ công thì hiệu quả về sản phẩm và thời gian sẽ gấp 20 lần phương pháp người dân đang sử dụng phổ biến.

Giảng viên Nguyễn Thị Mây, Khoa Công nghiệp và PTNT cho hay, lý do và động lực để cô quyết tâm chế tạo chiếc máy này là nhằm giảm tải và thay thế sức lao động của con người.

Các sáng kiến của Trường CĐ Nghề cơ giới Ninh Bình chính là sự ứng dụng trực tiếp và thiết thực cho nhu cầu SX, góp phần giúp người nông dân bước đầu vận dụng hiệu quả KHKT, giải phóng sức lao động cũng như phục vụ tốt cho phong trào xây dựng NTM.

Khi trực tiếp chế biến bột sắn dây cũng như quan sát người dân hì hục dùng đôi tay để giã, mài và vắt sắn dây, vừa tốn công, tốn sức lại lãng phí, không sử dụng được triệt để bột từ nguyên liệu sẵn có, chị đã nảy ra ý định chế tạo chiếc máy này.

Máy nghiền đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng lại có tính năng và tác dụng không hề nhỏ. Nếu như, một người lao động mài hoặc giã thì trong 1 giờ đồng hồ chỉ đạt được tối đa 30 kg bột sắn dây.

Nhưng sử dụng chiếc máy, công suất sẽ là 3 tạ trong cùng khoảng thời gian ấy. Khâu vắt lấy bột, nếu như làm thủ công, kết quả chỉ khoảng 30 kg/1 giờ, còn nếu đưa máy vắt vào thay thế sức người vừa không tốn sức, tốn công, tốn thời gian mà kết quả lại gấp 20 lần phương pháp người dân dang sử dụng phổ biến.

Cũng cần phải nói thêm rằng, khi chiếc máy ra đời và vừa thử nghiệm hoạt động, ngay lập tức đã có nhiều tín hiệu phản hồi tích cực. Có rất nhiều cơ sở SX bột sắn dây đến và đăng ký, đặt hàng chế tạo.

Tiêu biểu như Cty TNHH Hỗ trợ phát triển KH-CN (địa chỉ tại 12/15, Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đặt mua máy với số lượng lớn. Một số gia đình chuyên chế biến sắn dây tại Ninh Bình cũng đến đặt mua hàng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm