| Hotline: 0983.970.780

Nên dừng cấp phép thủy điện nhỏ

Thứ Tư 20/11/2013 , 09:49 (GMT+7)

Đợt lũ lịch sử giữa tháng 11/2013 tại miền Trung có “vai trò” không nhỏ của các thủy điện nhỏ giúp sức khi cùng lúc 15 thủy điện xả lũ.

Đợt lũ lịch sử giữa tháng 11/2013 tại miền Trung có “vai trò” không nhỏ của các thủy điện nhỏ giúp sức khi cùng lúc 15 thủy điện xả lũ. Nhìn tình cảnh nông dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... tang thương trong lũ, ông Hà Sĩ Đồng, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, có ý kiến nên dừng ngay việc cấp phép thủy điện nhỏ. NNVN trích đăng nội dung.

Cái mất quá lớn so với cái được mà thủy điện nhỏ và vừa mang lại. Các dự án phát điện lên lưới không đáng kể. Mùa khô khó có nước để phát, mùa lũ thì tập đoàn Điện lực lại không “ngó” đến các dự án nhỏ. Còn những hệ lụy thì quá rõ, đó là mất rừng, trồng lại không được bao nhiêu, dân vùng dự án thì tái nghèo, mất bản sắc văn hóa vùng bản địa. Vùng hạ du luôn thấp thỏm vì xả lũ, sinh kế bị uy hiếp vì sông suối thay đổi dòng chảy, hạn hán...

Ở Quảng Trị, các dự án thủy điện nhỏ và vừa còn ít nên cũng vì thế mà điện đưa lên lưới phục vụ sản xuất, đóng góp cho kinh tế địa phương chưa đáng kể. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa của người dân bản địa bị mất nhiều lắm. Mặt khác, độ rủi ro của một số dự án lại cao. Năm trước thủy điện Đakrông 3 bị vỡ đập, công trình mới xây đã thế, không rõ khi đi vào vận hành, tích nước thì rủi ro sẽ ra sao?

Tôi thấy nên dừng cấp phép thủy điện nhỏ. Trước hết là vì chúng ta đã khai thác hơn 90% tiềm năng thủy điện rồi, trong đó thủy điện nhỏ cũng chiếm tới 90% số dự án trong quy hoạch. Thủy điện nhỏ chủ yếu do tư nhân làm và chưa đảm bảo các quy định trong nhiều khâu của dự án. Quá trình kiểm tra giám sát của Nhà nước lại chưa sâu. Từ đó dẫn đến chất lượng công trình không cao, vỡ đập ở nhiều tỉnh, đe dọa tính mạng người dân.

Với các dự án khai thác, hoạt động mà không chấp hành quy định thì cũng nên rà soát, thậm chí cho dừng. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc xử lý sai phạm của chủ đầu tư, thiết kế công trình có chất lượng kém hoặc để xảy ra sự cố.

Quốc hội đã thảo luận tại tổ về quy hoạch tổng thể về thủy điện. Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả rà soát quy hoạch thủy điện cho thấy đã loại bỏ 424 dự án, trong đó gồm 6 thủy điện bậc thang (395 MW) và 418 dự án thủy điện nhỏ (1.174 MW), chiếm 34,2% tổng số dự án đã quy hoạch. Hai dự án thủy điện bậc thang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua là Đồng Nai 6 và 6A cũng bị loại khỏi quy hoạch.

Như vậy, trên cả nước hiện còn lại 815 dự án, công trình thủy điện (24.334 MW). Trong số đó có 268 dự án đang vận hành, 205 dự án đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến 2017.

Tìm hiểu báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho thấy công tác quản lý chất lượng, an toàn tại các công trình thủy điện nhỏ chưa thực sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.

Đối với các công trình thủy điện nhỏ, gần 30% số đập chưa được kiểm định, khoảng 66% số đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt, gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão. Điển hình trong đó là một số sự cố dự án, công trình thủy điện vừa và nhỏ khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản. Sự cố, hiện tượng bất thường tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm dân mất ăn, mất ngủ...

Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ con số đáng lo ngại, từ năm 2006 đến 2012, cả nước có 160 dự án thuộc 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng thủy điện với diện tích 19.792 ha. Cho đến nay, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được 735 ha, đạt 3,7% tổng diện tích theo yêu cầu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra rất lo lắng trước thực trạng gần 66% công trình thủy điện chưa có quy chế phòng chống lụt bão, rất dễ làm phát sinh ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống nhân dân. Không thể để tình trạng người tháo nước cứ tháo nước, người tích nước cứ tích nước. Rất cần ban hành quy chế để quản lý. Chính phủ, Bộ Công thương... cần rà lại toàn bộ các dự án thủy điện, nên ngừng cấp phép thủy điện nhỏ để người dân hạ lưu yên tâm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm