Theo quy định phụ cấp họ đang hưởng như sau: Bắt đầu từ ngày 01/7/2009, y tá thôn bản được hưởng phụ cấp 325.000 đồng (đối với vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số) và 195.000 đồng, với vùng nông thôn trung du, bán sơn địa), và thực tế đến nay họ vẫn chưa được hưởng bởi chưa có quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và các địa phương. Còn vùng trung tâm, thị trấn, phường xã không được hưởng chế độ phụ cấp trên.
Trong khi các ngành như giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể có chủ trương xây dựng các loại quỹ như: Quỹ khuyến học vận động mỗi hộ góp 5.000 - 10.000 đồng/năm, cán bộ công nhân viên chức góp mỗi người 1 ngày lương; Quỹ ủng hộ người cao tuổi 1 triệu chiếc áo ấm, mỗi người ủng hộ 1 ngày lương; Quỹ vì người nghèo, ủng hộ 1 - 2 ngày lương... Trong khi hoạt động của các các ngành này, Nhà nước đã cấp tương đối lớn.
Trong quá trình kiểm tra thực hiện nghị quyết nhiều trạm trưởng y tế xã và cán bộ nhân viên y tế cơ sở phàn nàn về chính sách chế độ. Đã có nhiều người bỏ việc, xin chuyển ra ngoài làm. Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông lồng ghép, mở các chiến dịch tiêm chủng, phun thuốc, tẩm màn diệt muỗi... đều gần như không có kinh phí hỗ trợ.
Để sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung, vì sự phát triển của sự nghiệp y tế nước nhà ngày càng phát triển, để Nghị quyết 46 - NQ/TW của Bộ Chính trị đi vào cuộc song, ngành y tế cần tham mưu cho Đảng và Chính phủ thành lập "Quỹ vì sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân". Kinh phí theo hình thức xã hội hoá, vừa kêu gọi sự tự nguyện của các nhà hảo tâm, vừa vận động đóng góp của nhân dân.
Sức khoẻ của con người là vốn quý. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là nhiệm vụ chính trị đặt lên hàng đầu cho cả hệ thống chính trị. Sự nghiệp CNH- HĐH đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi cao cả về sức lực và trí lực. Trong đó sức khoẻ xã hội, sức khoẻ nhân dân là yếu tố quyết định thắng lợi, bởi theo Ăng- ghen thì "Người chứ không phải súng quyết định thắng lợi trên chiến trường".