| Hotline: 0983.970.780

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Thứ Bảy 15/06/2024 , 07:24 (GMT+7)

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thời điểm này, người dân đang bước vào vụ thu hoạch lúa xuân. Nhiều tuyến đường ở các tỉnh đang xuất hiện tình trạng phơi lúa, rơm rạ. Không chỉ cản trở đi lại, việc phơi thóc lúa, rơm rạ trên lòng đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông đối với người và phương tiện.

Ngoài ra, người dân còn dùng gạch, đá, cành cây để chắn, giữ bạt phơi; thậm chí là làm điểm tập kết rơm rạ thành từng đống án ngự giữa đường khiến người tham gia giao thông phải giảm tốc độ hoặc lấn sang cả làn đường dành cho phương tiện khác.

Việc người dân tận dụng lòng đường để phơi thóc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Việc người dân tận dụng lòng đường để phơi thóc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Ghi nhận tại quốc lộ 39 đoạn qua địa phận xã Chương Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình người dân phơi thóc chiếm 1/3 đường. Thậm chí có đoạn cả 2 bên đường đều được tận dụng làm sân phơi. Lòng đường bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc di chuyển của các phương tiện tham gia giao thông.

Theo nhiều tài xế đi đường, việc lưu thông trên đường vào thời vụ gặp không ít khó khăn khi trên các tỉnh lộ, quốc lộ có nhiều vật cản do người dân tự ý xếp ra để phơi lúa, nhất là vào những đoạn đường hẹp, lại vào vòng cua, nếu không xử lý kịp thời rất dễ gây tai nạn.

“Việc phới thóc trên đường gây cản trở giao thông rất là nhiều. Nhiều khi chúng tôi di chuyển thì thóc phơi gây trơn trượt xe. Các xe như xe máy, xe đạp tránh thóc cũng rất là vướng”, anh Trần Văn Phúc, lái xe đường dài chia sẻ.

Tại tỉnh Hưng Yên, mới đây, một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra vào khoảng 13h15 ngày 12/6, trên tuyến đường trục phía Bắc thuộc Khu đại học Phố Hiến, đoạn qua thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên).

Vụ tai nạn giao thông xảy ra hôm 12/6 tại xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên làm 2 người bị thương. 

Vụ tai nạn giao thông xảy ra hôm 12/6 tại xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên làm 2 người bị thương. 

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên xe máy BKS 89L3-131x do một nam giới điều khiển, theo hướng Trường Đại học Thủy Lợi đi phường An Tảo (thành phố Hưng Yên).

Khi tới địa bàn thôn Đào Đặng đã va chạm với xe máy BKS 89B2-167.0X do một người phụ nữ điều khiển. Cú đâm mạnh đã khiến hai người ngã văng xuống đường, bị thương nặng.

Đáng nói, thời điểm xảy ra tai nạn, người dân địa phương đã dùng gạch kê lấn chiếm một nửa tuyến đường để làm nơi phơi thóc.

Hiện cơ quan Công an Hưng Yên đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Đồng thời xem xét trách nhiệm của những người có liên quan.

Trước đó, các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân tuyệt đối không lấn chiếm lòng, lề đường để phơi thóc, trải bạt phơi thóc. Người dân không được đặt các vật cản như gạch, đá, lốp xe, khúc cây... tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: "buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ".

Bên cạnh đó, nếu hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ trên đường bộ có dấu hiệu cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 261, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định Tội cản trở giao thông đường bộ.

Theo điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm