Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc chiến tranh thương mại leo thang (Andy Wong) |
Trung Quốc nhập khẩu gần như tất cả các nhu cầu về đậu nành trong đó Mỹ chiếm 1 tỷ lệ đáng kể.
Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc
Năm 2017, Trung Quốc nhập 1,2 triệu tấn thịt lợn, trong đó EU chiếm khoảng 65% và 14% từ Mỹ, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Mỹ là nước xuất khẩu thịt lợn lớn thứ 3 sang Trung Quốc. Đối với Mỹ, Trung Quốc là nước nhập khẩu thịt lợn lớn thứ 5, chiếm 7,5% tổng lượng thịt lợn xuất khẩu của Mỹ vào năm 2017, tương đương 1,5% trong số 11,7 triệu tấn tổng sản lượng của Mỹ,
Năm 2017, Trung Quốc sản xuất 53,5 triệu tấn thịt lợn và tiêu thụ 55 triệu tấn, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn của khối EU lại có thể hưởng lợi từ việc “ăn miếng - trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc, vì Trung Quốc hướng đến các thị trường khác nhằm đáp ứng sự gia tăng tiêu thụ thịt lợn nội địa của họ.
Rebecca Oborne, Chuyên gia phân tích tại Cục Phát Triển Nông nghiệp và Làm vườn, nói: "Với nhu cầu cơ bản như vậy, Trung Quốc cần ít nhất một số sản phẩm thay thế từ thị trường toàn cầu, kể cả EU."
Nông dân tức giận
Tổng thống Donald Trump hiện đang phải đối mặt với một cuộc nổi loạn tiềm tàng từ các cử tri chính của ông - nông dân và các nhà sản xuất nông nghiệp, những người có thể bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Zippy Duvall, một nông dân ở Georgia và chủ tịch Liên đoàn Cục trang trại Hoa Kỳ cho biết: "Tranh chấp thương mại gia tăng đã đặt nông dân và chủ trang trại vào tình trạng bấp bênh.”
"Chúng tôi có các hóa đơn và các khoản nợ phải thanh toán, và không thể để mất bất kỳ thị trường nào, đặc biệt thị trường quan trọng như Trung Quốc".
Trump hiện đang muốn bảo vệ các nông dân Mỹ khỏi bị đe doạ của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ có thể lựa chọn trợ cấp cho nông dân hơn nữa, nhưng lo ngại rằng điều này có thể gây ra các mức thuế và trợ cấp “trả đũa” tại các nhà máy nông nghiệp lớn như EU và Brazil.