| Hotline: 0983.970.780

Nhạc phim giá bao nhiêu?

Thứ Tư 07/05/2014 , 10:30 (GMT+7)

Nhạc sĩ phải nắm rõ chủ đề phim rồi xem phim để chỉnh sửa nhạc cho phù hợp từng phân cảnh. Và cuối cùng là phần hậu kỳ ghép nhạc vào phim. Quy trình vất vả, thời gian hoàn thành có khi phải cả tuần nhưng thù lao mỗi tập phim chỉ rơi vào mức 1 hoặc 1,5 triệu đồng.

Chỉ với 1 hoặc 1,5 triệu đồng có thể mua được nhạc cho 1 tập phim. Đó là lời khẳng định của rất nhiều nhà SX phim. Cái giá "bèo" này dẫn đến một thực trạng là người xem phim không được thưởng thức nhạc phim đúng nghĩa.

Nhạc sĩ, người cuối được nghĩ tới

Nhạc phim một thời là “lãnh địa” của những tên tuổi gạo cội như Đặng Hữu Phúc, Trọng Đài, Bảo Phúc, Lư Nhất Vũ… Ngoài phần nhạc nền, những ca khúc chủ đề được họ sáng tác cho phim vẫn còn nguyên đời sống cho đến tận hôm nay.

Hiện lứa nhạc sĩ tiếp nối như Huy Tuấn, Quốc Trung, Nguyễn Đức Trung, Xuân Phương, Tiến Minh, Hà Okio, Ngô Hồng Quang… đang bắt đầu tung hoành ở cả hai mảng điện ảnh và truyền hình.

Tuy nhiên, mỗi năm có hàng trăm bộ phim truyền hình được SX ồ ạt lại đang tỷ lệ nghịch với số nhạc sĩ và cả tiền thù lao. Sự chênh lệch này đang dẫn đến vấn đề sử dụng nhạc phù hợp với nội dung phim trở thành bài toán nan giải.

Theo nhạc sĩ Huy Tuấn: “Thực ra, cát-sê dành cho âm nhạc trong phim ở ta (kể cả với các hãng phim tư nhân) vẫn còn rất “hẻo”, vẫn chỉ là lấy công làm lãi thôi. Điều đó chứng tỏ rằng, đối với điện ảnh Việt Nam, âm nhạc chưa được chú trọng đúng mức.

Trong thành phần đoàn làm phim, nhạc sĩ bao giờ cũng là người cuối cùng được nghĩ tới, thậm chí có những phim đang làm hậu kỳ rồi mới bắt đầu đi mời nhạc sĩ. Phim có hình ảnh là tốt rồi, nhạc cũng chỉ gọi là có”.

Còn theo nhạc sĩ Ngô Hồng Quang, làm nhạc phim rất mất thời gian và công sức. Đầu tiên, nhạc sĩ phải nắm rõ kịch bản phim và những phân cảnh giả định trong phim để hiểu được chủ đề mà bộ phim hướng tới. Khi bộ phim hoàn thành, nhạc sĩ lại phải xem phim để chỉnh sửa nhạc cho phù hợp từng phân cảnh. Và cuối cùng là phần hậu kỳ ghép nhạc vào phim. 

Quy trình thì rất vất vả nhưng thù lao mỗi tập phim chỉ rơi vào mức 1 hoặc 1,5 triệu đồng. Chính sự đổ lỗi cho kinh phí của các hãng phim nên nhạc phim đang ra đời một cách thiếu sự đầu tư từ cả phía nhà làm phim và nhạc sĩ.

“Ở Việt Nam chưa có nhạc sĩ nào được đào tạo bài bản về cách viết nhạc cho một bộ phim nên nhạc phim Việt vẫn không thể ăn to nói lớn được. Nhạc phim đâu phải chỉ đơn thuần là thạo nghề khí nhạc và hay viết vài ca khúc. 

Khái niệm về một sounddesigner (đạo diễn âm thanh), là người sẽ lên kịch bản âm thanh và âm nhạc cho bộ phim, người ấy hoàn toàn chưa xuất hiện ở Việt Nam. 

Chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức tập tành thôi, còn phải học nhiều lắm, nếu như không muốn nói là phải học từ A-Z, nên cũng không thể đòi hỏi quá nhiều vào lúc này”, nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ.

"Trung bình mỗi tập phim tôi làm nhạc mất hơn một tuần mà thu nhập lại rất bèo bọt. Các nhạc sĩ có thâm niên hơn thì chắc sẽ có thù lao cao hơn. Với riêng tôi thì chỉ xác định làm giúp người quen và cho vui nghề thôi, chứ dựa vào thu nhập nhạc phim thì chỉ có uống nước lã mà sống”, Ngô Hồng Quang, tác giả của nhạc phim "Làng ma 10 năm sau" cho biết.

Nhạc ngăn kéo

Lâu nay, giới âm nhạc vẫn thiên về cách làm nhạc cho phim theo lối minh hoạ các tình huống. Chính cách làm nhạc “tả cảnh” này đang khiến phim Việt quên mất nguyên tắc, chỉ để âm nhạc xuất hiện khi ngôn ngữ, hình ảnh trong phim chưa nói hết được ý nghĩa từng phân cảnh.

Ngoài ra, các bộ phim truyền hình vẫn chưa vận dụng nhiều loại nhạc tính cách (gắn với các nhân vật chính là những chủ đề âm nhạc cố định).

Hiện trong giới làm phim đang xuất hiện một tên gọi khá khôi hài “nhạc ngăn kéo”, ám chỉ những đoạn nhạc phim có sẵn, bị lắp ghép một cách tùy tiện, vô lối trong phim hiện nay. Đây là những đoạn nhạc phim mang tính chất “tả cảnh” đúng nghĩa.

Những sắc thái vui buồn, hồi hộp, rùng rợn được những đoạn nhạc “ngăn kéo” mô tả một cách thô thiển. Điều này khiến những bộ phim truyền hình hiện nay đều có phần nhạc nền na ná nhau.

Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang cho hay: “Mảng phim truyền hình rất ít gây ấn tượng về âm nhạc. Có rất nhiều đoạn nhạc vụn vặt, mờ nhạt về ý đồ, dễ dãi về ngôn ngữ, thậm chí các nhà làm phim có thể tuỳ ý nhặt nhạc ở phim này gắn sang phim khác cũng chẳng hề hấn gì.

Bởi ở Việt Nam vẫn đang thiếu sự chuyên nghiệp trong đăng ký bản quyền âm nhạc. Các nhà làm phim đang lợi dụng điều này để hạn chế chi phí mà không tính đến việc đang phá hỏng chiều sâu cần có của bộ phim”.

Theo xu hướng hiện nay của khu vực, âm nhạc hoặc các ca khúc trong phim phải có khả năng tồn tại độc lập, là “nhân viên” PR đắc lực cho bộ phim đó. Ít nhiều các bộ phim truyền hình bây giờ đã làm được điều đó với những cái tên như Tiến Minh, Tăng Nhật Tuệ, Nguyễn Hồng Thuận, Minh Thư...

Gần đây những ca khúc bước ra từ những bộ phim như "Nơi tình yêu kết thúc", "Chỉ còn lại tình yêu", "Bỗng dưng muốn khóc", "Đến bên em"... đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu nhạc.

Thậm chí, với mục đích kéo gần khán giả Việt đến với phim của mình, nhà SX bộ phim "The Love of Siam" của Thái Lan còn mời nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ sáng tác 2 ca khúc nhạc Thái lời Việt để thay thế cho ca khúc gốc trong phim. Tuy nhiên, những cái tên kể trên vẫn chỉ là số ít.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm