| Hotline: 0983.970.780

No ấm cho Thông Nông

Thứ Ba 02/09/2014 , 13:35 (GMT+7)

Những ngày cuối xuân 2013, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) Nguyễn Thị Tường Anh mời tôi đi thăm huyện nghèo Thông Nông (Cao Bằng) mà Tổng Công ty đang đầu tư theo chương trình 30a của Chính phủ.

Trên đường lên Thông Nông, tôi không được TGĐ Tường Anh nói về những kết quả mà DN đã đầu tư ở mảnh đất biên giới này, mà cô lại phác họa những nét đan thanh về anh Ba Tạo (Đào Văn Tạo) với những mỹ từ khi nói về anh.

Giờ đây, ngồi đối diện với tôi là một người đã ở tuổi cổ lai hy. Ở cái tuổi ngoài bảy mươi, người ta vui thú điền viên, vui vầy bên con cháu hưởng an nhàn sau bao năm tháng vất vả lập thân lập nghiệp.

Thế mà anh Ba Tạo quê ở tận Châu Đốc (An Giang) không ngại khó khăn gian khổ đường sá xa xôi, đèo cao dặm thẳm vẫn lên vùng rừng thiêng nước độc này cùng với TCty Khánh Việt (Khatoco) trồng cây thuốc lá đem lại sự no ấm cho đồng bào các dân tộc.

Đành rằng, thuốc lá là sản phẩm độc hại, không khuyến khích người tiêu dùng. Nhưng thị trường thuốc lá vẫn cứ sôi động, nhu cầu về thuốc lá là một thực tế không thể phủ nhận.

Điều gì đã khiến anh Ba Tạo gắn bó sát cánh cùng Khatoco, đêm ngày hướng dẫn bà con trồng chăm sóc, thu hoạch, sấy, bảo quản và thu mua thuốc lá…? Để kiếm được nhiều tiền ư? Không và không. Tiền anh Ba Tạo không thiếu. Vì thời kỳ đầu Khatoco gặp khó khăn không vay được vốn ngân hàng để đầu tư cho SX, anh đã cho Khatoco vay tới 3 kg vàng mà không tính lãi.

Điều đó, càng giúp tôi lý giải vì sao mặc dù tuổi đã cao nhưng Cty TNHH Phước Thọ của gia đình anh từ năm 2009 vẫn được TCty Khánh Việt tin tưởng giao cho làm đại diện của TCty đầu tư trồng và phát triển cây thuốc lá tại huyện Thông Nông.

Anh bảo, lớp trẻ bây giờ hăng lắm, miệng nói tay làm, ngay cả TGĐ Tường Anh và GĐ Cty nguyên liệu thuốc lá Khatoco Đặng Thái Luyện đến tận vùng trồng thuốc lá đi thực tế, kiểm tra nông dân từ trồng đến thu hái và đưa vào lò sấy, có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Cử cán bộ, kỹ sư hướng dẫn giải thích từng công đoạn việc áp dụng kỹ thuật trồng cây thuốc lá thế nào cho có hiệu quả và xây dựng mô hình cho nông dân học tập noi theo.

Nhờ vậy mà diện tích trồng thuốc lá ở Thông Nông tăng từ 257,9 ha vụ 2009 - 2010 tăng lên 420 ha vụ 2012 - 2013. Sản lượng thuốc lá cũng tăng từ 581 tấn lên đến 764 tấn vụ 2011 - 2012.

Bên cạnh đó, Khatoco còn đầu tư gần 3,4 tỷ đồng để người dân xây mới 860 lò sấy thuốc lá mới và sửa chữa 43 lò mà không tính lãi, đã góp phần nâng cao giá trị thuốc lá. Chính vì trồng cây thuốc lá cho thu nhập cao nên sau 3 năm 100% người dân đã trả đủ tiền mà TCty đã đầu tư.

Đêm về khuya, từng đợt gió mùa lao xao thổi. Tôi nhìn anh Ba Tạo. Anh đang nhìn ra xa. Vâng, xa xa là những thửa ruộng xanh một màu xanh cây thuốc lá và những loài cây trái đang hứa hẹn một mùa ấm no ở vùng đất biên giới này.

Ngay buổi chiều vừa đặt chân đến Thông Nông, anh Ba Tạo dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng thuốc lá xanh mơn mởn. Nhìn anh Ba Tạo lúc này không phải là một doanh nhân mà như một người nông dân thực thụ.

Anh Nông Minh Huân, Chủ tịch UBND huyện Thông Nông tâm sự: "Từ khi Khatoco đầu tư trồng thuốc lá đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị mỗi hecta đất gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, ngô, không chỉ đời sống của bà con các dân tộc ở Thông Nông đã được nâng cao mà huyện đã thu ngân sách mỗi năm cả tỷ đồng.

Khatoco là đơn vị nộp ngân sách cao nhất huyện, năm sau cao hơn năm trước, mỗi năm TCty còn hỗ trợ cho ngân sách các xóm thôn, xã gần 300 triệu đồng và tham gia làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà dột nát cho dân…".

Anh Ba Tạo là người cùng với nông dân chúng tôi làm nên thành tích đó. Quả như vậy, được gặp, tâm sự và được chứng kiến tận mắt thấy những việc anh làm với Khatoco mới thấy được anh giữ chữ tín như thế nào, tin vào những người lãnh đạo TCty… và điều đó cũng giúp tôi lý giải vì sao tuổi đã cao, anh vẫn gắn bó lên tận miền biên viễn cùng với Khatoco giúp nông dân thoát nghèo.

Đến thăm một số gia đình bà con nông dân như gia đình chị Vương Thị Mai ở xã Lương Can, gia đình anh Bế Văn Mộc ở xã Lương Thông, gia đình chị Nông Thị Cáy ở xá Đa Thông… họ đều có chung tâm sự, nhờ trồng cây thuốc lá mà gia đình họ đã sửa sang được nhà cửa mua sắm được xe máy, tivi…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm