| Hotline: 0983.970.780

Nơi mùa xuân không đến

Thứ Hai 08/02/2010 , 11:30 (GMT+7)

Người ta bảo, riêng Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì mùa xuân luôn dừng bước từ ngoài cổng. Nghe thì có vẻ xót xa nhưng có vào đây mới thấy đó là sự thực.

Một bé chỉ mới 3 tuổi đã bị ung thư

Người ta bảo, riêng Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thì mùa xuân luôn dừng bước từ ngoài cổng. Nghe thì có vẻ xót xa nhưng có vào đây mới thấy đó là sự thực.

Chờ Tết từ các nhà hảo tâm

Mỗi ngày tại Bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân đến khám và điều trị xê xích từ 3-5.000 người. Khoa ngoaị trú, bệnh nhân xếp hàng chật kín hành lang. Tất cả ngồi ngay ngắn chờ gọi tên để khám và lấy thuốc về nhà. Nhưng bước sang các khoa nội thì không khí khác hẳn.

Bà Thạch, 51 tuổi, quê ở xã Lăng Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nằm đờ đẫn ở Khoa Nội 1, mắt lúc nào cũng ngấn lệ. Cách đây 2 năm, bà bị đau bụng dữ dội, nhập bệnh viện vì đau bao tử. Sau một tuần nằm viện, bệnh tình có vẻ bớt. Về nhà nhưng bụng vẫn cảm thấy đau đớn, mỗi lần đau bà tự ra hiệu thuốc theo toa cũ. Chồng bà là thợ mộc đã 60 tuổi, ba con trai đứa nhỏ nhất mới 14 tuổi, hai đứa lớn hơn chưa có công ăn việc làm ổn định. Nghĩ cảnh nhà nghèo không tiền bà về nhà đi tìm thấy lang chữa trị. Sau một cơn đau quằn quại, bà được cấp cứu ở Bệnh viện Ung Bướu với căn bệnh ung thư tử cung giai đoạn 3.

Bà Thạch tâm sự: Nhà nghèo, mọi năm Tết nhất cũng chỉ hơn ngày thường nồi thịt kho tàu. Năm nào khá lắm mới gói vài bánh tét. Từ khi bà bị bệnh lại không có BHYT, ba công rưỡi ruộng đã bán sạch mà đến căn nhà cũng đem cầm cố để lo trị bệnh. Nhà cầm rồi, cả gia đình vào bệnh viện chăm bà, hành lang bệnh viện trở thành nơi cư trú của họ…

Bà Dung, 58 tuổi, quê Vĩnh Điều, Kiên Lương (Kiên Giang), cách đây hai năm bà đã mổ u nang buồn trứng ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Sáu tháng trước bà bị tai nạn giao thông, trong quá trình kiểm tra điều trị vết thương, bác sĩ phát hiện bà bị ung thư buồng trứng. Bà có 10 con, gia tài 3 ha đất đã chia cả cho chúng khi mỗi đứa ra riêng; giờ lâm bệnh, chỉ còn mỗi căn nhà nên phải cầm cố để kiếm tiền chữa trị. Cô Thanh, con gái út lên bệnh viện chăm bà nói: Tiền cầm nhà dùng để “vô thuốc”, còn ăn uống của bà và những người thăm nuôi đều nương dựa nhờ lòng hảo tâm. May mà bệnh viện này có nhiều đơn vị hỗ trợ cơm từ thiện.

Cháu chỉ mong về nhà

Khoa Nội 4 còn được gọi là Khoa Nhi, luôn có khoảng hơn 150 bé đang điều trị với đủ các dạng của bệnh ung thư. Bước dọc hành lang, nhìn vào các phòng, mỗi giường là 2-3 bệnh nhi nằm chung, các cháu lớn thì có khi còn phải trải chiếu xuống sàn mà nằm bởi phòng nào cũng quá tải. Tất cả bệnh nhi ở đây đều giống nhau ở cái đầu trọc lốc. Chỉ nhìn sơ qua bề ngoài cũng có thể biết thâm niên điều trị. Nếu mặt mũi còn phinh phính bầu là bệnh nhân mới, những cháu đã quá quen nhau thì gầy giơ xương, tái xám và cặp mắt trở nên ngơ ngác hơn. Còn quá nhỏ nhưng chúng đang khắc khoải niềm hy vọng pháp màu giúp đẩy lùi thần chết.

Cháu Trần Nguyễn Hoàng Anh (SN 1999), nhà ở Tân Đức, Hàm Tâm (Bình Định) trông xác xơ chỉ còn da bọc xương. Cháu bị ung thư gan giai đoạn 3. Cô hộ lý nói, bản thân bé Anh nhà nghèo, khi phát bệnh thì sức khỏe đã kém sẵn. Khi nhập viện, cháu chỉ 28 ký, sau khi vào đợt thuốc đầu tiên nay chỉ còn 25 ký. Đau lòng nhất là anh trai cháu mới chết vì ung thư gan cách đây 2 năm. Mẹ cháu vào chăm con bị bệnh ung thư thì cũng được phát hiện bệnh ung thư vú, vừa mổ cách đây 3 tuần.

Chị Nguyễn Thị Thiên Nga, mẹ cháu Anh nói: Cháu “vô” hết một toa thuốc rồi mà bụng vẫn to và cứng. Điều chị đau lòng nhất là 2 cô con gái ở nhà cũng đang bị viêm gan siêu vi B. Thuốc trị viêm gan B đắt quá, tiền tập trung chữa trị cho mẹ và em nên 2 đứa chỉ dám uống lá chó đẻ để trị bệnh. Trị đã 5,6 tháng rồi mà kiểm tra vẫn dương tính viêm gan siêu vi B. Nước mắt lưng tròng, chị kể: Con mất nợ trả chưa xong, nay cả hai mẹ con lại vào viện vì căn bệnh hiểm nghèo này. Đôi khi tôi nằm nghĩ mãi, kiểm điểm bản thân mình ăn ở có gì không phải mà sao ông trời bắt tội cả nhà đến vậy. Nghĩ nát đầu chẳng biết tính làm sao. Lỡ tôi có mệnh hệ nào, mình cha nó sao cáng đáng lo nổi cho 3 đứa con bệnh tật. Tết nhất đến gần mà chẳng chẳng dám nghĩ, chỉ mong chồng đủ việc để có tiền chạy thuốc cho con.

Chồng chị là tài xế chạy xe tải. Mỗi đêm chạy vào dúi cho vợ tiền lương, an ủi con vài lời xong lại quày quả chạy về xe tìm việc. Trong khi chị Nga lẫn lộn ngày tháng thì cháu Anh ngơ ngác trong thân thể còm nhom nhưng vanh vách ngày tháng mẹ nhập viện. Ngày mẹ lên bàn mổ, ngày cháu nhập viện cùng mẹ và cả số lượng thuốc cháu đã được truyền. Hoàng Anh bảo: Cháu chỉ mong được về nhà, khỏi ăn Tết cũng được.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm