| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý song song

Thứ Hai 25/06/2012 , 12:22 (GMT+7)

Điểm đặc biệt nhất trong nền kinh tế Trung Quốc thời kì hậu Mao Trạch Đông có lẽ là sự tồn tại song song giữa nạn tham nhũng và sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc.

Điểm đặc biệt nhất trong nền kinh tế Trung Quốc thời kì hậu Mao Trạch Đông có lẽ là sự tồn tại song song giữa nạn tham nhũng và sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc.

Thời gian gần đây, những vụ bê bối chính trị cùng với sự suy thoái kinh tế đã làm lu mờ đi sự hào nhoáng của cái gọi là “Mô hình Trung Quốc”.

Trước đó, nó là niềm tự hào của quốc gia này khi có thể phát triển kinh tế một cách đột phá mà vẫn giữ được sự thu hút của thị trường.


Ảnh minh họa

Tử hình, tham nhũng vẫn không giảm

Điểm đặc biệt nhất trong nền kinh tế Trung Quốc thời kì hậu Mao Trạch Đông có lẽ là sự tồn tại song song giữa nạn tham nhũng và sự tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc. Dưới đây là bài phân tích của Giáo sư của chính phủ Mỹ MinxinPei tại Đại học Claremont McKenna về các nhận định trong cuốn "Những nghịch lí song song" của Andrew Wedeman.

Andrew Wedeman, người viết cuốn "Những nghịch lí song song" đã cố gắng giải thích sự kì diệu là tại sao Trung Quốc lại có thể duy trì tăng trưởng kinh tế ấn tượng khi chưa thể diệt tận gốc nạn tham nhũng và hối lộ.

Bằng các thu thập các tài liệu riêng biệt, Andrew Wedeman đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của riêng mình và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên. Mặc dù hơi phức tạp nhưng dần dần khiến người đọc bị thuyết phục một cách tinh vi khi đi đến cuối cuốn sách.

Đầu tiên, ông lập luận Trung Quốc đã may mắn cải cách kinh tế sang hướng thị trường trước khi nạn tham nhũng trở nên nghiêm trọng. Wedeman cho biết: “Vào những năm 90, Trung Quốc đã manh nha tham nhũng nhưng còn ở quy mô bé và nền kinh tế đã có cơ hội tăng trưởng trước khi tham nhũng trở thành vấn nạn đáng lo ngại”.

Thứ hai, ông đã trích dẫn các trường hợp tham nhũng liên quan đến các quan chức cấp cao và những món tiền khổng lồ. Giải thích cho vấn đề này, Wedeman cho biết đó chính là do việc bán quyền sử dụng đất và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ hội cho tham nhũng và hối lộ phát triển mạnh mẽ vào giữa những năm 90 thế kỉ trước.

Wedeman cho biết, tham nhũng tăng nhanh là do được tiếp sức bởi lợi nhuận từ các phi vụ buôn bán của các doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế càng phát triển, giá trị thặng dư càng nhiều thì quy mô của tham nhũng cũng theo đó mà ngày càng lớn lên.

Ông cũng kết luận, do giá trị của tham nhũng quá nhỏ bé so với lãi suất của kinh tế thị trường mang lại nên Trung Quốc vẫn có được sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên.

Nhưng tác giả đã đã bỏ qua một vài giả thuyết đáng chú ý, ví dụ như nếu tình trạng tham nhũng không lan tràn như hiện nay, có lẽ Trung Quốc còn có được những bước tăng trưởng ngoạn mục hơn.

Cụ thể là tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay rất nghiêm trọng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Wedeman đã so sánh Trung Quốc hiện nay giống với thời kì vàng son của nước Mỹ trước kia.

Trong cuốn sách của mình, Wedeman đã đưa ra những số liệu thống kê tỉ mỉ mà ông đã dày công tìm kiếm. Với con số 2.500 cán bộ cấp quận trở lên bị truy tố về các loại tội phạm kinh tế mỗi năm, duy trì từ năm 2000 đến nay. Trong đó, nhiều hình phạt hà khắc như chung thân hay tử hình được áp dụng nhưng vấn nạn tham nhũng vẫn không hề giảm.

Lí giải về sự mâu thuẫn này, tác giả cho rằng bí mật nằm ở con số của những vụ truy tố thực sự đằng sau các con số thống kê kia. Chính quyền Trung Quốc đã thực sự trở nên mềm mỏng hơn so với nạn tham nhũng trong 10 năm trở lại đây.

Hai giả thuyết

Về việc tồn tại song song giữa tham nhũng và những chỉ số tăng trưởng ấn tượng, Wedeman đưa ra 2 giả thuyết mang tính thuyết phục khá cao.

Thứ nhất, nạn tham nhũng có thể gây ra sự suy giảm chất lượng của tăng trưởng kinh tế chứ không ảnh hưởng đến các con số thống kê. Trong trường hợp của Trung Quốc, ngày càng có nhiều vấn nạn đáng lo như an toàn thực phẩm xuống cấp, phân biệt giàu nghèo quá lớn, ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng các dịch vụ xã hội và sự lộng hành, lợi dụng chức quyền của một số cá nhân.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được nguyên nhân của các vấn đề nêu trên ít nhiều đều liên quan đến nạn tham nhũng của quan chức.

Thứ hai, tại Trung Quốc, phát triển kinh tế là do nhà nước lãnh đạo và định hướng đầu tư, những quan chức tham nhũng có khả năng thổi phồng các chỉ số về tăng trưởng kinh tế trong những khoảng thời gian nhất định. Cuộc chơi này được cung cấp chi phí bởi chính hệ thống ngân hàng nhà nước, trong đó các khoản đầu tư thúc đẩy tăng trưởng đều trở thành miếng bánh béo bở cho tệ nạn tham nhũng.

Một lí do khác nữa khiến cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn mạnh mẽ cho dù phải chung sống với nạn tham nhũng, đó chính là thị trường xuất khẩu. Đây là phần không hề nhỏ đối với nền kinh tế Trung Quốc và may mắn thay nó nằm ngoài tầm tay với của các quan lại biến chất.

Ở Trung Quốc, các mặt hàng xuất khẩu đa số là do các công ty ngoại quốc định hướng và có liên kết chặt chẽ với thị trường quốc tế. Thực tế là phần này của nền kinh tế rất an toàn trước các tay quan tham, điều đặc biệt là dù đến cuộc khủng hoảng kinh tế mới nhất thì 2-3% tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu vẫn ngang bằng với số tiền mà các quan tham Trung Quốc chiếm đoạt trong cả thập kỉ.

Cuối cùng Giáo sư MinxinPei kết luận, có thể Wedeman đã đúng trong việc giải thích các lí do khiến Trung Quốc vẫn đạt được mức tăng trưởng đáng chú ý mặc dù nạn tham nhũng đang rất nhức nhối.

Tuy nhiên, tác giả cuốn "Những nghịch lí song song" đã không nhìn ra được tương lai của Trung Quốc đồng thời ông cũng không nhắc đến việc nếu như khống chế được tham nhũng thì Trung Quốc còn có được sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn hiện tại rất nhiều.

Xem thêm
Thủ tướng bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 303/QĐ-TTg ngày 12/4/2024 bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao) giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tặng Bằng khen cho những người lan tỏa Bản tin Thời tiết nông vụ

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT được trao cho các đơn vị, cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động phổ biến bản tin thời tiết nông vụ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kết nối nông sản Hà Nội - Bắc Giang bằng tuyến đường 194 tỷ đồng

Huyện Sóc Sơn vừa tổ chức lễ thông xe kỹ thuật đường kết nối cầu vượt sông Cầu đến nút giao Bắc Phú của tuyến Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên.