| Hotline: 0983.970.780

Nghề nuôi ong mật

Thứ Hai 20/05/2013 , 14:37 (GMT+7)

Ng­ười có chứng chỉ sơ cấp nghề nuôi ong mật thường được bố trí làm việc tại các trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực nuôi ong mật...

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối t­­ượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên.

Số l­ượng mô đun đào tạo: 06 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, cấu trúc tổ ong;

+ Trình bày được trình tự các công việc chăm sóc đàn ong và tạo chúa nhân đàn;

+ Nhận biết được một số loại sâu bệnh chính và đề xuất biện pháp phòng trừ;

+ Xác định được các loại nguồn mật, phấn chính cho vùng nuôi ong;

+ Lựa chọn được phương pháp thu hoạch, sơ chế, bảo quản và bán sản phẩm ong phù hợp với điều kiện kinh tế hộ gia đình. 

- Kỹ năng:

+ Tính toán được các giai đoạn sinh trưởng của các thành viên trong đàn

+ Thực hiện được các thao tác chăm sóc ong, nuôi dưỡng nhân giống, quản lý dịch hại, Thu hoạch và bảo quản sản phẩm mật ong đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Phát hiện được các hiện tượng ong chia đàn, bốc báy, ong cướp mật, ong thợ đẻ trứng có các biện pháp xử lý kịp thời;

+ Xử lý được các đối tượng sâu bệnh hại cho đàn ong đề xuất hướng quản lý có hiệu quả;

+ Lựa chọn nguồn hoa cho đàn ong và thực hiện quản lý theo mùa vụ;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ Thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm mật ong;

+ Lập kế hoạch quản lý, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. 

- Thái độ:

+ Có trách nhiệm đối với quá trình sản xuất và sản phẩm do mình làm ra, đảm bảo giữ gìn môi trường, an toàn cho người sử dụng sản phẩm; 

+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.

2. Cơ hội việc làm

Ng­ười có chứng chỉ sơ cấp nghề nuôi ong mật thường được bố trí làm việc tại các trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực nuôi ong mật, bảo tồn nguồn giống ong địa phương. 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 tháng

- Thời gian học tập: 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ

- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học tập : 440 giờ.

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 400 giờ, trong đó

+ Thời gian học lý thuyết: 86 giờ.

+ Thời gian học thực hành: 314 giờ. 

III. DANH MỤC MÔN ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

 

Các mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

 MĐ01

Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật

32

12

17

3

MĐ02

Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong

64

12

47

5

MĐ03

Nuôi ong trong thùng hiện đại

128

22

94

12

MĐ04

Nhân đàn ong

60

12

40

8

MĐ05

Phòng trừ dịch hại ong

72

16

48

8

MĐ 06

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

68

12

48

8

 

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

 

Tổng cộng

                                    

440

86

294

60

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

 IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề ‘’Nuôi ong mật”  được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập mô đun 03: Kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại, mô đun 04: Nhân đàn ong cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 06 mô đun như sau:

- Mô đun 01: “Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật” có thời gian đào tạo 32 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 17 giờ và kiểm tra 3 giờ), mô đun này trang bị cho người học những nội dung cơ bản về đặc điểm sinh học của ong mật.

- Mô đun 02: “Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong” có thời gian đào tạo là 64 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 47 giờ và kiểm tra 5 giờ), mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc: chuẩn bị nguồn giống ong và các dụng cụ cần thiết chủ yếu trong việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, nhân giống, thu hoạch các sản phẩm của ong mật.

- Mô đun 03: “Nuôi ong trong thùng hiện đại” có thời gian đào tạo 128 giờ (lý thuyết 22 giờ, thực hành 94 giờ và kiểm tra 12 giờ), mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc trong quá trình nuôi ong trong thùng hiện đại: chọn vị trí đặt thùng ong, cách tiếp cận đàn, kiểm tra đàn, cho ong ăn thêm, xây bánh tổ mới và nhận biết và xử lý các trường hợp ong bốc bay, chia đàn, ong thợ đẻ trứng, ong cướp mật; nhận biết các cây nguồn mật, phấn hoa và quản lý đàn ong theo thời vụ.

 - Mô đun 04: “Nhân đàn ong” có thời gian đào tạo 60 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 44 giờ và kiểm tra 4 giờ), mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện được các công việc: tạo chúa, chia đàn, nhập đàn, giới thiệu chúa vào trong đàn.

- Mô đun 05: “Phòng trừ sâu, bệnh hại ong” có thời gian đào tạo 72 giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 50 giờ và kiểm tra 6 giờ), mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện được các công việc: nhận biết, xác định các đối tượng chính gây hại đối với đàn ong và sử dụng được các biện pháp phòng, trừ các đối tượng gây hại, đảm bảo đàn ong khỏe mạnh, cho mật và các sản phẩm khác có chất lượng cao.

- Mô đun 06: “Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo 68 giờ (lý thuyết 12 giờ, thực hành 52 giờ và kiểm tra 4 giờ), mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm nghề nuôi ong và quảng bá, bán sản phẩm nghề nuôi ong, tính toán được hiệu quả kinh tế.

Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học 

TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

Chương trình dạy nghề “Nuôi ong mật” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề.

Khi tổ chức dạy nghề, các cơ sở đào tạo cần mời thêm các chuyên gia, người sản xuất có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn để chia sẻ kinh nghiệm với người học, đồng thời tổ chức cho người học đi tham quan tại các cơ sở chế nuôi ong mật thành đạt để học hỏi và thấy được hiệu quả thiết thực của nghề này.

Nên bố trí thời gian ngoại khoá để thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Mời quý bạn đọc download các modun dạy nghề trực tiếp tại đây: Modun 1 - Modun 2 - Modun 3 - Modun 4 - Modun 5 - Modun 6

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất