| Hotline: 0983.970.780

Tiếp sức lao động nông thôn

Thứ Hai 20/02/2012 , 09:48 (GMT+7)

Sau gần 5 năm đào tạo, Trung tâm Dạy nghề tư thục Quang Vinh (xã Cảnh Thuỵ, Yên Dũng, Bắc Giang) đã cho “ra lò” hơn 1.000 lao động nông dân trên địa bàn tỉnh.

Người dân học nghề làm lông mi giả tại TT Dạy nghề Quang Vinh

Sau gần 5 năm huấn luyện, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm Dạy nghề tư thục Quang Vinh (xã Cảnh Thuỵ, Yên Dũng, Bắc Giang) đã cho “ra lò” hơn 1.000 lao động nông dân trên địa bàn tỉnh. Có nghề trong tay, người dân mạnh dạn đầu tư phát triển SX, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập...

Học nghề nông để làm giàu

TT Dạy nghề tư thục Quang Vinh được thành lập cuối năm 2007 với một số ngành nghề đào tạo như may công nghiệp, chăn nuôi- thú y, điện tử, gò hàn, điện dân dụng… Trung tâm được xây dựng khang trang với 4 phòng học lý thuyết, 3 xưởng thực hành, đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ giáo viên dạy nghề tận tình, trách nhiệm; đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Qua các lớp đào tạo, nhiều hộ dân ở huyện Yên Dũng đã có tay nghề, không ít người mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình. Trong đó nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.

Chúng tôi về thăm gia đình chị Nguyễn Thị Quý, thôn Nam, xã Đồng Việt (Yên Dũng). Cách đây hai năm, chị tham gia lớp học chăn nuôi- thú y, khoá học 3 tháng tại TT Dạy nghề Vinh Quang. Sau khi học xong chị về mở trang trại. Trên diện tích 3 ha, vợ chồng chị cải tạo khu đất trũng làm ao thả cá, đồng thời chuyển đổi hơn 1 ha cấy lúa một vụ không ăn chắc sang mô hình lúa- cá kết hợp. Để tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho cá, trên bờ chị Quý xây chuồng trại nuôi hơn 500 con vịt đẻ và gần 20 con lợn thịt, tổng thu nhập 150 triệu đồng/năm.

Chị Quý cho biết: “Trước đây gia đình nuôi nhỏ lẻ, thấy gia cầm chết mà không biết phòng ngừa. Khi nghe tin có lớp học tôi đã đăng ký tham gia học lớp đào tạo nghề chăn nuôi- thú y, nuôi trồng thuỷ sản do TT Dạy nghề Quang Vinh tổ chức. Sau khi được học, tôi có thêm kiến thức chăm sóc, điều trị dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nên rủi ít hơn. Khoá học đã cho tôi nhiều điều bổ ích và từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển thêm”.

Tham gia khoá học cùng chị Quý, anh Nguyễn Văn Lượng, ở thôn Nam, xã Đồng Việt cũng được trang bị kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi- thú y. Cùng với kinh nghiệm chăn nuôi, anh đã mạnh dạn phát triển mô hình vườn- ao - chuồng. Trên diện tích 2 ha, anh đào áo thả cá và phát triển chăn nuôi. Mỗi năm gia đình anh thu được trên 100 triệu đồng.

Đào tạo cả nghề làm mi mắt giả 

Có mặt tại TT Dạy nghề Quang Vinh, chúng tôi gặp những học trò tuổi đã lớn đang say sưa học bài. Hết phần lý thuyết “học sinh” được thực hành tại chỗ. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất là những bàn tay lấm bùn gắn bó với ruộng đồng nhưng nay khéo léo trong công việc làm lông mi mắt giả.

Chị Ngô Thị Đông, ở thôn 7, xã Cảnh Thụy chia sẻ, chị học nghề làm lông mi mắt giả tại trung tâm được một tuần. Các thầy cô ở đây tận tình chỉ dạy, đến nay đã làm chủ tay nghề và mỗi ngày kiếm được hơn 100.000 đồng từ nghề này đem lại. Theo chị, làm lông mi vốn bỏ ra chỉ vài chục ngàn nhưng kiếm tiền trăm mỗi ngày rất dễ.

“Ở lớp học làm lông mi giả do trung tâm mở, những học viên không mất một đồng nào học phí. Sau khi được đào tạo nghề, trung tâm còn cung cấp nguyên liệu để làm. Có nghề, có nguyên liệu người dân chỉ bỏ công làm lãi”, chị Đông tâm sự.

Chị Đông nhẩm tính, mỗi cái mi lông giả hoàn thành được 2.100 đồng tiền công. Trung bình mỗi ngày làm được 50 cái. Nếu tập trung vào việc thì mỗi tháng thu về 3,6 triệu. Ngoài thời gian làm ruộng, khoảng thời gian tranh thủ chúng tôi làm và mỗi người bét nhất cũng được hơn 1 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Tiến Duẩn, Trưởng phòng LĐ-TB &XH huyện Yên Dũng cho biết: Năm nay huyện xây dựng kế hoạch đào tạo 2.750 lao động, chủ yếu các nghề may công nghiệp, chăn nuôi -thú y, trồng trọt, làm lông mi giả… Đào tạo nghề cho nông thôn không chỉ đáp ứng tiêu chí nông thôn mới mà để người dân tự chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thêm thu nhập.

Ông Đàm Đức Vinh, Giám đốc TT Dạy nghề Quang Vinh cho biết: “Nghề làm lông mi giả mới nổi, nắm bắt được nhu cầu, trung tâm mở lớp đào tạo. Hiện chúng tôi sẵn sàng dạy miễn phí và sau đó giao nguyên liệu cho bà con làm. Họ muốn ở lại làm tại trung tâm cũng được, hoặc đưa về nhà làm rồi mang sản phẩm đến lấy tiền. Chúng tôi đang ký hợp đồng với một công ty Hàn Quốc, mỗi tháng đáp ứng cho đối tác 60.000 lông mi giả. Nếu nhu cầu của đối tác nhiều hơn thì trung tâm sẽ tạo việc làm cho rất nhiều lao động”.

Ngoài việc giảng dạy, tạo việc làm cho người dân, TT Dạy nghề Quang Vinh còn tổ chức tư vấn, giới thiệu làm việc cho các DN, cơ sở sản xuất uy tín trên địa bàn tỉnh. Theo ông Vinh, trong xu thế đào tạo nghề cho nông dân, đúng theo tiêu chí nông thôn mới, trung tâm sẽ đáp ứng nguyện vọng việc học nghề của lao động nông thôn, học xong là có việc.

"Chúng tôi vừa được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận mở rộng mặt bằng gần 3 ha. Dự kiến, năm 2012, trung tâm sẽ đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng xây dựng thêm 7 phòng học lý thuyết và xưởng thực hành các nghề may công nghiệp, cơ khí gò hàn, sửa chữa ô tô; đồng thời bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, ông Vinh khẳng định.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm