| Hotline: 0983.970.780

Đền Hùng: Tan hoang trước ngày Quốc giỗ?

Chủ Nhật 11/03/2012 , 15:28 (GMT+7)

Quá trình trùng tu tôn tạo Đền Hùng không những không đem lại hiệu quả, mà ngược lại còn phá đi hàng nghìn mét vuông rừng đặc dụng. Phế liệu xây dựng, nhiều khối đá tảng nặng hàng chục tấn ném ngổn ngang khiến cảnh quan trên khu di tích tựa như một công trình thi công dang dở.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng được Nhà nước xếp vào loại di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia, mấy năm qua Nhà nước đã đầu tư gần nghìn tỷ đồng cho công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo khu di tích này. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ nghiêm ngặt thảm rừng đặc dụng bao phủ núi  Hùng (hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh).

Tuy nhiên, quá trình trùng tu tôn tạo không những không đem lại hiệu quả hàng triệu tấm lòng người dân đất Việt hằng mong muốn, mà ngược lại còn phá đi hàng nghìn mét vuông rừng đặc dụng. Phế liệu xây dựng, nhiều khối đá tảng nặng hàng chục tấn ném ngổn ngang khiến cảnh quan trên khu di tích tựa như một công trình thi công dang dở. 

Đá phế liệu ném ngổn ngang trên đỉnh Đền Thượng

Theo Ban QLDT, diện tích Rừng Quốc gia đền Hùng được quy hoạch 538ha nhưng chỉ có khoảng 32ha diện tích vùng lõi là rừng đặc dụng với hệ thực vật đa dạng, nhiều loại gỗ quý có tên trong sách đỏ Việt Nam. Khu rừng đặc dụng này bao trùm núi Nghĩa Lĩnh tạo nên khung cảnh trầm mặc, uy nghi của Di tích đền Hùng vì vậy từ lâu nơi đây vẫn được coi như vùng “thánh địa”, bất khả xâm phạm.

Ông Nguyễn Thế Hùng- Phó GĐ Ban quản lý khu di tích Đền Hùng cho biết: “Rừng Quốc gia đền Hùng là rừng đặc dụng, lại gắn liền với di tích đền Hùng nên phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Quy định bảo vệ rừng, bảo vệ khu di tích nêu rõ: chặt một cành cây cũng phải báo cáo chủ tịch UBND tỉnh, cây chết, đổ do nguyên nhân khách quan như mưa bão cũng không được cưa, chặt mà phải để chết mục”.

Vì vậy, không phải đến bây giờ người ta mới coi trọng công tác bảo vệ rừng Đền Hùng mà từ rất lâu việc này đã được thực thi rất nghiêm minh. Đã có ít nhất hai trường hợp phải ngồi tù chỉ vì trót chặt một cây trong quần thể khu di tích. Năm 1982, anh T.T.L (xã Hy Cương-tp Việt Trì) trong một lần lên rừng Đền Hùng đã chặt một cây gỗ về sử dụng. Khi lực lượng bảo vệ tại Khu di tích và kiểm lâm phát hiện bắt giữ anh T.T.L bị xử tù hai năm vì “xâm hại rừng di tích”. Tương tự, cũng tại xã Hy Cương còn có anh P.V. S, do cần gỗ sửa lại ngôi nhà đã dột nát, anh S lên rừng Đền Hùng chặt một cây gỗ Nhọ Nhồi, khi xuống đến chân núi thì bị bắt giữ và sau đó anh cũng bị “giam” 3 tháng.  

Tan hoang một góc rừng tại núi Nghĩa Lĩnh

Từ những qui định kiểm soát ngặt nghèo cho đến thực tế xử lí vi phạm đều cho thấy quan điểm của Chính phủ đặc biệt coi trọng Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, mọi hành vi xâm hại đến Khu di tích đều phải chịu hình phạt đích đáng. Vậy nhưng, thời gian gần đây, trong quá trình trùng tu, tôn tạo Đền Hùng một số đơn vị thi công đã thản nhiên phá hủy hàng nghìn mét vuông rừng đặc dụng để làm đường vận chuyển vật liệu xây dựng. 

Ngay sau lưng Đền Thượng, gần sát với Lăng Vua Hùng, người ta phát trụi một dải rừng tạo thành con đường rộng chừng 3m từ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh kéo dài tới tận chân núi. Cho đến nay, trải dài theo triền núi vẫn còn dấu tích của nhiều gốc cây bị chặt hạ để tiện cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng. Ngoài ra, từ đỉnh Đền Thượng đến chân núi, phế thải sau xây dựng chất thành từng đống nom rất thiếu mĩ quan nhưng Ban QLDT vẫn làm ngơ không yêu cầu đơn vị thi công thu dọn.

Đền Hùng là chốn linh thiêng được bảo vệ rất nghiêm ngặt, tại sao các đơn vị thi công có thể ngang nhiên tàn phá rừng trước mặt kiểm lâm và lực lượng bảo vệ của Ban quản lý khu di tích. Rõ ràng, ở đây xảy ra một thực tế không công bằng, người chặt một cây bị xử tù 2 năm, còn đơn vị thi công chặt hàng trăm cây, hủy hoại hoàn toàn cả một góc rừng thiêng thì lại được coi như không có chuyện gì xảy ra. Vậy ra những qui định về bảo vệ rừng như ông P.GĐ Ban QLDT nói chỉ áp dụng với những người dân áo vải chứ không thể ngăn chặn những công ty “trúng thầu” xây dựng, tu bổ Đền Hùng?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm