| Hotline: 0983.970.780

"Núi vàng" Ngân Sơn náo loạn

Thứ Năm 09/12/2010 , 10:43 (GMT+7)

Một dòng suối trong hang cổ mới được phát hiện tại ngọn núi tiếp giáp hai xã Lãng Ngâm, Hương Nê, huyện Ngân Sơn. Người tìm ra kho báu này không phải kỹ sư địa chất, mà là một lão nông đuổi theo con rắn hung dữ…

Ngày 3 và 5/8/2010, NNVN đã có hai bài viết lột tả góc khuất nơi “Kỳ bí núi vàng Ngân Sơn” huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn được dư luận đặc biệt quan tâm.

Nhưng đó là câu chuyện UBND tỉnh Bắc Kạn cấp mỏ chì kẽm Pác Ả, xã Thượng Quan để một DN được phép khai thác vàng, bạc…Còn đây là câu chuyện khác, kể về một dòng suối trong hang cổ cũng gần đó mới được phát hiện tại ngọn núi tiếp giáp hai xã Lãng Ngâm, Hương Nê, huyện Ngân Sơn. Người tìm ra kho báu này không phải kỹ sư địa chất, mà là một lão nông đuổi theo con rắn hung dữ…

Câu chuyện ly kỳ

Một ngày đầu tháng 6/2010, ông Lý Văn Phài dân tộc Mông, thôn Nà Lạng, xã Lãng Ngâm, bám đuổi theo một con rắn to đã bị ông bắn trúng đạn hoa cải. Lần theo vết thương rơi máu của con rắn, ông đến khu rừng thôn Nặm Nẩu, sau đó nó chui vào cửa hang, ông cũng liều đi theo vì con rắn bị thương nặng thế không có khả năng tấn công lại. Cứ đi theo nó gần một tiếng trong hang động lớn thì phát hiện một hang động nữa trên tầng cao, với các đường ngang ngõ tắt.

Khi ông vào đến trong hang có một dòng nước trong xanh chảy qua các khe đá, nước mát lạnh, khiến ông toát mồ hôi hột vì nghĩ lại mình đi quá sâu, con rắn chẳng biết có bắt được không, bây giờ phải tìm lối ra vì trong hang có rất nhiều các động nhỏ, rất dễ bị lạc. Nghĩ vậy, ông tìm cách thoát thân, bỏ mặc con rắn đã trúng đạn, chấp nhận về tay không. Thế nhưng, đèn pin rọi xuống dòng nước chảy trong hang thì thấy màu lấp lánh, sáng rực, mới đầu còn tưởng là ma quỷ, lấy lại bình tĩnh, ông quyết định thò tay xuống bốc lên xem, ai ngờ nắm cát nặng trịch đó là vàng.

Thế là ông cho vào túi đem về, khi đem ra hiệu vàng thì đó là vàng sa khoáng có tuổi cao, bán được giá. Có tiền, ông mua đủ thứ cho gia đình và rủ mấy anh em trong họ vào cùng làm. Những ngày đầu, đào vàng trong hang thật đơn giản là lần theo các khe nước để nạo vét lấy cát, titan lẫn vàng, sau đó cho vào chiếc mâm nhôm có hình chóp nón, lắc đều loại tạp chất nhẹ và lấy vàng về. Cứ mỗi nắm cơm đem vào hang là đổi được nhiều vàng, nên ai cũng trúng đậm! Khí thế rực lửa, một số người trong nhóm kéo thêm người thân của mình vào hưởng lợi, anh gọi chú, chú gọi bác, bác gọi thêm con cháu…

Ra khỏi cửa hang phải sưởi lửa và uống nước bồi bổ ngay.

Chẳng mấy chốc dòng nước trong xanh trong lòng núi bị hàng trăm người dân sở tại đào tung lên để đãi vàng. Khi được hỏi, ông phát hiện ra cửa hang cổ này thì được bao nhiêu kg vàng? Ông Phài chỉ cười và nói “cũng nhiều đấy, chưa cân sao mà biết”. Câu chuyện của ông Phài khiến chúng tôi quyết tò mò tìm gặp cho được những người đang ở mãi trong hang tối, xem họ đã làm được những gì?

Náo loạn trong lòng núi

Từ khi hang cổ và dòng suối cổ trong lòng núi phát hiện có vàng, ban đầu chỉ có người dân từ các xã: Lãng Ngâm, Hương Nê, Thuần Mang… huyện Ngân Sơn kéo đến làm vàng. Không có qui định là bờ bãi của ai, nhưng “luật rừng” nơi đây được áp dụng một cách triệt để thông qua sự nhường nhịn lẫn nhau để cùng đạt mục đích là… được vàng.

Những ngày đầu còn làm theo lối thủ công, nắm cơm đeo nước vào hang ăn uống và đào vét, đãi vàng, cứ sau hai đến ba ngày họ lại ra cửa hang lấy đồ ăn, nước uống và thay đồ cho đỡ lạnh, vì trong hang tối om, ẩm ướt nên mọi hoạt động phụ thuộc vào ánh sáng đèn pin. Đến những ngày đầu tháng 11/2010, người trong hang đã lên con số hàng trăm người chen lấn xô đẩy để lấy vàng cũng là lúc xuất hiện tình trạng “chia biên thuỳ” để tự quản. Thế là các ngõ ngách trong hang động dài khoảng 3 km đã được các bưởng chia cắt nhau để quản lý và bán đất cho những người có nhu cầu làm ca hoặc làm ăn chia với chủ đất.

Anh Dương Văn Súa chỉ cho PV cách lấy vàng.

Cũng do là người bản địa phát hiện ra mà bị những người nơi khác đến “cai trị” thế là mâu thuẫn đã nổ ra, bên lực lượng yếu là người địa phương đã bực tức đi tố cáo với chính quyền xã, huyện vào cuộc giải toả. Sáng ngày 8/12, chúng tôi đã có cuộc mục sở thị tại 5 cửa hang mà vàng tặc đi vào lòng núi, phát hiện một điều lạ là các cửa hang cách nhau khoảng vài chục đến vài trăm mét, nhưng điểm đến cuối cùng đều là dòng suối cổ. Trong hang có các loại máy nổ nhưng cửa hang không có mùi xăng khói.

Không ai nghĩ rằng ngọn núi xanh ngắt kia lại bị rỗng lòng với các chuỗi hang động kỳ thú. Điều lạ nữa là họ đãi vàng suốt nhiều tháng trong lòng núi, nước đục đỏ như vậy nhưng không phát hiện nó chảy ra chỗ nào? Nhưng người mỗi ngày một đông cùng với máy phát điện nổ trong động khoảng 2 tháng nay làm cho khu vực này ô nhiễm nặng và thiếu dưỡng khí. Trong lúc tìm đường đến suối vàng, chúng tôi bắt gặp một tốp 3 người lục đục kéo ra, đó là các anh Dương Văn Sam, Dương Văn Súa, Hoàng Văn Thành là người Mông thôn Khuổi Luông, xã Lãng Ngâm.

Các anh đã vào đó 3 ngày, nhưng chỉ được một đùm bằng nắm tay lẫn ti tan đen nhánh và óng ánh những vẩy vàng nhỏ li ti. Anh Súa ngậm ngùi cho biết: Chỗ của tao làm không có vàng, đen đủi quá, mấy ngày ăn ngủ trong hang thật khổ, cảnh chen lấn xô đẩy người chen vào, người tìm cách chui ra, thật sự náo loạn. Khi được hỏi trong hang còn đông người không? Súa bảo không đếm được, ngạt thở lắm, cứ ngồi một lúc phải áp mặt xuống sát đất mới chịu được vì nhiều người hút thuốc lá nên khói ngạt lắm. Súa cho biết trong đó còn khá đông anh em ở các thôn: Khuổi Luông, Phja Khao, Nùng Nhá... xã Lãng Ngâm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm