| Hotline: 0983.970.780

Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Thứ Tư 07/03/2012 , 09:29 (GMT+7)

Đệm lót lên men là công nghệ mới được ngành chăn nuôi heo và gia cầm ở Đồng Tháp áp dụng đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Đệm lót lên men là công nghệ mới được ngành chăn nuôi heo và gia cầm ở Đồng Tháp áp dụng đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn, ít tốn công chăm sóc, tăng lợi nhuận cho nông hộ.

Một trong những hộ điển hình thực hiện chăn nuôi heo có hiệu quả theo mô hình khá mới này là gia đình ông Trương Văn Thum ở ấp Tân Lộc, xã Tấn Thành, huyện Lai Vung. Ông Thum cho biết: Năm 2010 được sự giới thiệu và hướng dẫn của trạm thú y huyện Lai Vung về mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men với diện tích 40 m2, ông tiến hành cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng ngay cách làm.

Kết quả, đàn heo 30 con của ông đều phát triển tốt, ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh. Đợt heo đầu tiên sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng mỗi con 100 kg/con, giá bán 3,8 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí ông còn lãi trên 36 triệu đồng. Từ đó, những đợt heo tiếp theo ông đều nuôi theo cách này và cũng mang lại hiệu quả khá cao.

Ông Thum nói: Từ khi gia đình sử dụng nền chuồng heo là đệm lót lên men kết quả là không còn mùi hôi, tiết kiệm được nước do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn phân heo. Thông thường, từ 1- 2 ngày, tôi mới phải đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc. Thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi heo theo phương pháp mới để giữ gìn môi trường trong lành, tăng thu nhập cho gia đình.

Còn hộ bà Cao Thị Thùy Trang, ở ấp 2, thị trấn Lai Vung, cho biết:  Từ khi có chương trình nuôi heo bằng đệm lót lên men là công nghệ mới bà xây chuồng áp dụng thả nuôi 35 con heo thịt với diện tích gần 50 m2, chia thành 2 chuồng nuôi. Lứa heo đầu tiên khi áp dụng khiến gia đình hết sức phấn khởi có thể xử lý vấn đề quan trọng nhất là môi trường, nhẹ công, heo mau lớn.

Bà Trang cho biết thêm, cách nuôi heo trên đệm lót lên men tránh được heo tiếp xúc nền xi măng không bị trầy xước chân, tránh tiếp xúc môi trường dơ bẩn, giúp heo có không gian vận động đi lại trong chuồng, giảm được lượng mỡ ở heo nuôi, tăng trọng nhanh. Và đặc biệt ở cách nuôi này giảm thời gian xuống còn 4 tháng nuôi là cho xuất chuồng bán, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 100kg/con/lứa.

Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Trạm trưởng Trạm thú y Lai Vung: Trong năm 2011 huyện kết hợp với trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội triển khai mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học ở 3 hộ rất thành công. Phát huy hiệu quả từ chăn nuôi  năm 2012 tiếp tục triển khai thêm 15 mô hình.  

Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm cho heo, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động.

Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, tắm rửa cho heo, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi luôn hoạt động và sinh nhiệt đã ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời làm ấm cho gia súc. Hệ thống chuồng nuôi xây dựng đơn giản không tốn nhiều tiền mua nguyên vật liệu, chuồng cần cao ráo thoáng mát, không xây kín mà để hở và làm hai mái chồng nhau (có thể lợp bằng tấm lợp proximang hoặc lợp bằng lá) để tạo thông thoáng tối đa.

Với cách chăn nuôi này, một lao động có thể nuôi được 800 con heo thịt/lứa, tăng 5% so với chăn nuôi thông thường, tổng chi phí cho một đầu mỗi con heo nuôi thịt giảm khoảng 400.000 đồng. Sau thời hạn từ 2- 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm