| Hotline: 0983.970.780

Nuôi sâu, lợi bất cập hại

Thứ Ba 04/09/2012 , 10:32 (GMT+7)

Sâu Super worm hình dáng to bằng đầu đũa, dài từ 6-8 cm, có 2 hàm răng giống gọng kìm, rất phàm ăn...; hiện chưa rõ loại sâu này có xuất xứ từ đâu (?).

Sâu Super worm hình dáng to bằng đầu đũa, dài từ 6-8 cm, có 2 hàm răng giống gọng kìm, rất phàm ăn...; hiện chưa rõ loại sâu này có xuất xứ từ đâu (?).

Về Vĩnh Long xem nuôi sâu

Đi xe máy tù sáng tới trưa, rồi tới một bến đò, leo lên chiếc thuyền máy, người lái đò đưa chúng tôi qua sông. Vừa đi, ông vừa hỏi: "Mấy chú kiếm ai tôi chỉ cho?". Thấy ông nhanh mồm nhanh miệng, lại nhiệt tình, tôi liền hỏi: “Ở đây có ai nuôi sâu đế bán cho chim, cho cá ăn không?”. Ông lái đò đáp gọn lỏn: “Có phải “Sang sâu” không? Tưởng ai chứ anh Sang, ngày nào chẳng mang sâu đi bán qua đây”. Theo lời chỉ dẫn của ông lái đò, chúng tôi đi dọc theo một con kênh nhỏ, băng qua một cánh đồng lúa, cuối cùng cũng kiếm được địa chỉ cần tìm.

Tiếp chúng tôi, một người đàn ông giới thiệu tên Nguyễn Văn Tư ở xã Tân Phú, huyện Tam Bình nói: “Sang mới đi giao hàng rồi, tôi là bố đẻ của của nó, có gì cứ trao đổi với tôi”. Chớp thời cơ, tôi đóng vai người đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua sâu giống về để nuôi thử.

Ông Tư cho biết, nuôi loại sâu này rất dễ, ai nuôi cũng được. Vừa nói ông vừa dẫn chúng tôi đi tham quan. Đầu tiên là khu sinh sản giống, những chiếc thùng xốp cao 40-50 cm, bên trong để mấy cành lá nhãn, những con bọ đen bóng (bọ cánh cứng) to bằng đầu ngón tay út, bám kín đen cả cành lá, trên miệng thùng chẳng đậy nắp hay giăng lưới gì cả.

Ông Tư cho hay, nuôi sâu có hiệu quả hay không là do khâu làm giống. “Cơ sở của chúng tôi vừa bán sâu thương phẩm vừa bán sâu giống, cách SX con bọ giống cũng đơn giản lắm: Bắt những con sâu già từ 3-4 tháng tuổi, cho vào chiếc ống nhỏ đường kính khoảng 1 cm, chiều cao 10 cm (mỗi ống 1 con), 15 ngày sau sâu hóa thành con nhộng. Sau đó chuyển nhộng sang thùng khác, 10 ngày sau nhộng biến hóa thành con bọ, bọ tự lột xác một lần nữa sẽ trở thành bọ giống. Chuyển bọ giống sang khay nhựa, đã bỏ một lớp cám cho bọ ăn, khi nào bọ có màu đen bóng là bọ đã trưởng thành, tiến hành cho bọ đẻ trứng. Sau khi đẻ khoảng 7-10 ngày trứng tự nở ra sâu con, tiếp tục cho ra chậu nhựa nuôi sâu con…”.

Nguy cơ gieo họa

Qua một cái mương nhỏ, ông Tư dẫn chúng tôi sang khu nuôi sâu thương phẩm (sâu bán cho chim, cá ăn), dưới tán cây ăn trái, rộng khoảng 200 m2, không có tường bao, cũng chẳng có lưới chắn, hàng trăm khay nhựa đựng toàn sâu là sâu. Tôi lạnh gáy, sởn cả da gà khi tận mắt nhìn thấy những con sâu to bằng đầu đũa, khoang nâu khoang vàng bóng nhẫy, lúc nhúc, bò lổm nhổm, hai hàm răng như hai gọng kìm. Con chui lên, con bò xuống, vật lộn tìm kiếm thức ăn. Mật độ dày của sâu từ 3-4 cm, mỗi thùng chứa cả vài chục ngàn con.

Theo một chuyên gia, việc nuôi sâu để cho chim, cá ăn ở Vĩnh Long và một số tỉnh thành khác khá nguy hiểm. Nếu chúng lọt ra ngoài, với bản tính phàm ăn, e rằng nhiều loại thực vật, hoa màu sẽ bị phá hoại.

Hỏi về thức ăn, ông Tư cho biết, chúng phàm ăn lắm, cho cái gì cũng ăn từ lá cây, rau xà lách, vỏ trái thơm (vỏ dứa), cà rốt, khoai tây, khoai lang, dưa leo, cám gạo… Hiện nay, một ngày gia đình ông Tư bán trung bình khoảng 40 kg sâu, với giá 90.000 đ/kg. Trừ chi phí thức ăn, công cán, một ngày gia đình ông cũng kiếm bạc triệu. Do thu nhập cao, ngoài cơ sở của anh Sang thì một số người dân ở Vĩnh Long cũng đang tổ chức nuôi loại sâu này.

Ông Nguyễn Minh Vương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú cho biết, cơ sở nuôi sâu của gia đình anh Nguyễn Thanh Sang là mô hình chăn nuôi tự phát, nếu so với người làm vườn hoặc trồng lúa thì việc nuôi sâu hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu thực sự loại sâu Super worm này có tính gây hại mùa màng, ảnh hưởng tới kinh tế nông nghiệp thì hậu quả sẽ khôn lường.

Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, cơ sở nuôi sâu của anh Sang cũng như một số hộ khác có chuồng trại rất sơ sài, xung quanh không có tường bao và lưới che phủ. Địa điểm nuôi dưới vườn cây ăn trái hoặc gần cánh đồng lúa. Sau khi thu hoạch sâu, người dân thường đổ phân và cám ngay ra vườn để bón cho cây ăn trái. Ai dám khẳng định trong cám dư thừa và trong phân không có trứng của sâu sót lại?

Đây là yếu tố tiềm ẩn để cho sâu tiếp tục phát triển và hại chính vườn cây của gia chủ, sau đó lây lan sang các vườn xung quanh.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.