| Hotline: 0983.970.780

Phát hiện mới từ nho khô

Thứ Tư 10/07/2013 , 09:45 (GMT+7)

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nho khô không chỉ chống sâu răng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhiều người cho rằng, nho khô có thể gây sâu răng do nó chứa nhiều đường và hay dính chặt vào răng. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Thực phẩm (Mỹ) mới đây cho thấy, nho khô không chỉ chống sâu răng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, nho khô không dính vào răng đủ lâu để có thể gây sâu răng, mà trái lại nó có thể giúp loại bỏ các mẩu thực phẩm kẹt trong răng. Đặc biệt, nho khô được phát hiện có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Dựa trên một đánh giá toàn diện của gần 80 nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện việc tiêu thụ nho khô có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim, góp phần cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và hữu ích trong nỗ lực giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.

Ngoài ra, tiêu thụ các sản phẩm từ nho cũng giúp có được thói quen ăn uống tốt hơn. Phân tích của Trung tâm Khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Mỹ (NHANES) trong thời gian 5 năm cho thấy, những người tiêu thụ nho tươi, nho khô hay nước ép nho nguyên chất có những dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin A, C, canxi, magiê và kali nhiều hơn những người không tiêu thụ các sản phẩm từ nho.

Mặt khác, những người dùng nho cũng tiêu thụ ít calorie, ăn ít chất béo, ngọt và dùng ít thức uống có cồn hơn nhóm đối chứng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm