| Hotline: 0983.970.780

Phố phường vắng lặng ngày đầu năm

Thứ Năm 19/02/2015 , 13:54 (GMT+7)

Không còn chen chúc, tấp nập như ngày thường, đường phố Hà Nội, Sài Gòn vào sáng sớm mùng 1 Tết có những khoảng lặng hiếm hoi.

Hơn 7h sáng, một người bán muối đi trên cầu Long Biên từ Gia Lâm sang Hà Nội. Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng này đã gối qua ba thế kỷ và đang xuống cấp nghiêm trọng.
 

Hồ Hoàn Kiếm sáng mùng 1 Tết. Cách đây vài tiếng, thời khắc giao thừa nơi đây không còn một chỗ trống vì được coi là nơi xem pháo hoa và đón năm mới đẹp nhất thủ đô.
 

Đường Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) lúc 8h sáng. Trục đường chính nối nội đô với quận Long Biên và đi các tỉnh đông bắc ngày thường chật cứng phương tiện.
 

Ngày đầu tiên của nắm mới, ông Nguyễn Tiến An, 68 tuổi, vẫn duy trì thói quen tắm sông ở bãi giữa sông Hồng buổi sáng. "Nhà tôi ở Tân Mai, hôm nay mùng một Tết vẫn phải lên đây tắm sông vì đã có hẹn với hội tắm sông ở bãi giữa. Lý do nữa là cũng muốn đầu năm thể dục để cả năm có được sức khỏe tốt", ông An chia sẻ. 
 

Chị Phương (41 tuổi, ở Phúc Xá), công nhân môi trường, miệt mài làm việc. Chị bắt đầu đi làm từ 5h sáng khi cả gia đình vẫn còn say giấc.
 

Nhóm người nước ngoài thích thú trước không khí vắng lặng khác lạ trên phố Hàng Điếu.
 

Ngõ Tạm Thương rực đỏ cờ tổ quốc, gần như không có người qua lại.
 

Tại TP HCM, sáng mùng 1 Tết tiết trời trở nên dịu mát hơn những ngày cuối năm. Là nơi thường ngày người dân và du khách luôn đông đúc đến thư giãn chụp hình, Nhà thờ Đức Bà có những khoảnh khắc vắng lặng vào sáng sớm ngày đầu năm mới. Về trưa, du khách và người dân mới bắt đầu đến đây chụp ảnh lưu niệm.
 

Là tuyến đường huyết mạch chạy qua trung tâm Sài Gòn, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thường ngày luôn đông nghẹt nay vắng vẻ hơn nhiều...
 

Đường Lê Thánh Tôn đoạn trước tòa nhà Ủy ban TP HCM thỉnh thoảng mới có người qua lại. 
 
Khu vực chợ Bến Thành không còn tấp nập như ngày thường.

 

VnExpress

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm