| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ câu cấu xanh hại cam quýt

Thứ Năm 29/09/2011 , 11:21 (GMT+7)

Câu cấu xanh ăn hết các lộc non, lá non và quả non làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém.

Cây bưởi Phúc Trạch bị câu cấu gây hại
Một trong những đối tượng sâu hại ít được người trồng cam quýt quan tâm nhưng mức độ gây hại khá lớn: chúng ăn hết các lộc non, lá non và quả non làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém. Chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu mới đây về đặc tính và biện pháp phòng trừ loài sâu hại này của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi Xuân Mai thuộc Viện NC Rau quả để bà con trồng cam quýt tham khảo, vận dụng.

Cách nhận biết: Câu cấu xanh có tên khoa học là Hypomeces squamosus thuộc họ Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Con trưởng thành có hình bầu dục, dài 10-14mm, toàn thân phủ một màu xanh vàng ánh kim óng ánh. Mắt lồi, miệng có vòi nhai. Trưởng thành đẻ trứng màu trắng ngà, hình bầu dục, dài 1mm rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non (ấu trùng) màu trắng ngà, mình cong, không có chân ngực và chân bụng, đầu màu nâu. Sâu non đẫy sức dài 15-20mm, sống trong đất ăn các chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Nhộng của câu cấu xanh là nhộng trần, màu trắng ngà, có mầm vòi rõ rệt. Giai đoạn trứng từ 11-12 ngày, sâu non có thể kéo dài trong nhiều tháng và giai đoạn nhộng khoảng 15 ngày.

Câu cấu xanh thuộc nhóm côn trùng ăn tạp, chúng tấn công nhiều loại cây trồng nhưng thường gây hại nặng trên một số loài cây ăn quả như cam, chanh, quýt, bưởi, xoài và ổi. Trưởng thành ăn các lá non, đọt non, cả hoa và quả non. Nếu bị tấn công với mật số lớn chúng có thể ăn trụi hết lá làm cho cây không quang hợp được dẫn đến còi cọc, thậm chí làm chết cả cây. Con trưởng thành thường hoạt động gây hại mạnh vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày chúng ẩn nấp trong tán cây rậm rạp hoặc dưới đất nên ít khi bị phát hiện. Lúc này chúng ít bay, bò chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất. Với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long câu cấu xanh hầu như gây hại quanh năm, trong đó nặng nhất là các tháng mùa khô ở các vùng đất khô hạn; còn các tỉnh phía Bắc lại gây hại nặng nhất trong các tháng từ mùa xuân đến mùa thu, các tháng mùa lạnh chúng tìm nơi trú ẩn để qua đông.

Biện pháp phòng trừ:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 194 ra ngày 29/9/2011)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm