| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ câu cấu xanh hại cam quýt

Thứ Năm 29/09/2011 , 11:21 (GMT+7)

Câu cấu xanh ăn hết các lộc non, lá non và quả non làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém.

Cây bưởi Phúc Trạch bị câu cấu gây hại
Một trong những đối tượng sâu hại ít được người trồng cam quýt quan tâm nhưng mức độ gây hại khá lớn: chúng ăn hết các lộc non, lá non và quả non làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém. Chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu mới đây về đặc tính và biện pháp phòng trừ loài sâu hại này của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi Xuân Mai thuộc Viện NC Rau quả để bà con trồng cam quýt tham khảo, vận dụng.

Cách nhận biết: Câu cấu xanh có tên khoa học là Hypomeces squamosus thuộc họ Curculionidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Con trưởng thành có hình bầu dục, dài 10-14mm, toàn thân phủ một màu xanh vàng ánh kim óng ánh. Mắt lồi, miệng có vòi nhai. Trưởng thành đẻ trứng màu trắng ngà, hình bầu dục, dài 1mm rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non (ấu trùng) màu trắng ngà, mình cong, không có chân ngực và chân bụng, đầu màu nâu. Sâu non đẫy sức dài 15-20mm, sống trong đất ăn các chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Nhộng của câu cấu xanh là nhộng trần, màu trắng ngà, có mầm vòi rõ rệt. Giai đoạn trứng từ 11-12 ngày, sâu non có thể kéo dài trong nhiều tháng và giai đoạn nhộng khoảng 15 ngày.

Câu cấu xanh thuộc nhóm côn trùng ăn tạp, chúng tấn công nhiều loại cây trồng nhưng thường gây hại nặng trên một số loài cây ăn quả như cam, chanh, quýt, bưởi, xoài và ổi. Trưởng thành ăn các lá non, đọt non, cả hoa và quả non. Nếu bị tấn công với mật số lớn chúng có thể ăn trụi hết lá làm cho cây không quang hợp được dẫn đến còi cọc, thậm chí làm chết cả cây. Con trưởng thành thường hoạt động gây hại mạnh vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày chúng ẩn nấp trong tán cây rậm rạp hoặc dưới đất nên ít khi bị phát hiện. Lúc này chúng ít bay, bò chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất. Với các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long câu cấu xanh hầu như gây hại quanh năm, trong đó nặng nhất là các tháng mùa khô ở các vùng đất khô hạn; còn các tỉnh phía Bắc lại gây hại nặng nhất trong các tháng từ mùa xuân đến mùa thu, các tháng mùa lạnh chúng tìm nơi trú ẩn để qua đông.

Biện pháp phòng trừ:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 194 ra ngày 29/9/2011)

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).