| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam: Đủng đỉnh chống dịch!

Thứ Hai 03/10/2011 , 10:32 (GMT+7)

Được biết, hiện Quảng Nam khoảng 590 nghìn con heo. Thế nhưng, chỉ có 18-26% tổng đàn được tiêm vacxin phòng 3 bệnh đỏ gồm dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng.

* Cả huyện không có một con heo được tiêm phòng

Nhìn lực lượng thú y và thanh niên xung kích khiêng xác 8 con heo thịt của mình chất lên xe công nông chở đi tiêu hủy, giọng bà Nguyễn Thị Liễu (thôn Tứ Hà, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn) buồn thiu: “Mới hồi tối cả bầy còn táp cám ầm ầm, rứa mà sáng nay tất cả đồng loạt bỏ ăn, nằm ủ rũ, sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi rồi lăn đùng ra chết”.

Đốt xong đàn heo của bà Liễu, các cơ quan hữu trách tiếp tục tung quân đi nhiều nơi để gom hàng loạt con heo nhiễm bệnh của một số hộ dân khác đưa ra hố chôn. Mồ hôi nhễ nhại, ông Huỳnh Hóa – Trưởng Thú y xã Điện Ngọc lắc đầu: “Vi rút gây bệnh phát tán quá nhanh. Chưa kịp tiêu hủy chỗ này thì chỗ kia lại điện báo có heo mắc bệnh. Tình hình thực sự nghiêm trọng rồi”.

Theo ông Hóa, ổ dịch tai xanh đầu tiên xuất hiện tại địa phương là trên đàn heo 64 con (4 heo nái, 36 heo thịt, 24 heo sữa) của vợ chồng bà Huỳnh Thị Tám ở thôn Tứ Hà. Chỉ trong vài ngày, vi rút Lelystad cực kỳ nguy hiểm này đã khiến 372 con heo của 25 hộ chăn nuôi trên địa bàn 4 thôn Tứ Câu, Tứ Ngân, Tứ Hà, Viên Trung bị nhiễm bệnh nặng. Tính đến trưa hôm qua (2/10), ngành chuyên môn và chính quyền xã Điện Ngọc đã tiến hành tiêu hủy khẩn cấp 200 con.

Cả 3 mẫu bệnh phẩm mà ngành thú y Quảng Nam gửi ra Trung tâm Thú y vùng 4 nhờ xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với dịch tai xanh. 

Hai ngày cuối tuần lại có thêm 80 con heo bệnh ở xã Điện Ngọc

Không tiêm phòng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả số heo bị nhiễm bệnh, phải tiêu hủy bắt buộc tại xã Điện Ngọc đều không tiêm vacxin phòng dịch tai xanh. Điều đáng lo hơn, theo ông Trương Văn Thông – Trưởng Trạm Thú y huyện Điện Bàn thì, không riêng gì Điện Ngọc, từ giữa năm 2010 đến nay tổng đàn heo 55 nghìn con của huyện chẳng có lấy một con được tiêm phòng dịch tai xanh.

Ông Thông nói: “Nguyên nhân không phải do nguồn vắc xin khan hiếm. Mà, chủ yếu là vì ý thức trách nhiệm của người chăn nuôi quá thấp. Nuôi đàn heo trị giá hàng chục triệu đồng, nhưng bỏ ra vài trăm nghìn đồng để tiêm phòng cho nó thì họ lại sợ tốn tiền”. Ông Thông cho biết, hiện nay một liều vacxin tai xanh có giá 24- 42 nghìn đồng nhập từ Trung Quốc. Do nhà nước không có chính sách hỗ trợ, muốn tiêm phòng cho đàn heo thì người chăn nuôi phải đăng ký với đội ngũ thú y cơ sở. Thế nhưng, hơn 1 năm nay, thông báo hàng chục lần mà chẳng thấy ai đăng ký. 

Huy động công nông chở xác heo bệnh đi tiêu hủy

Được biết, hiện Quảng Nam khoảng 590 nghìn con heo. Thế nhưng, chỉ có 18-26% tổng đàn được tiêm vacxin phòng 3 bệnh đỏ gồm dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng. Với tỷ lệ tiêm phòng đạt quá thấp như vậy, không ít người lo ngại, trong những ngày tới không chỉ dịch tai xanh có nguy cơ lây lan trên diện rộng mà rất nhiều khả năng những loại bệnh nguy hiểm vừa nêu cũng rất dễ bùng phát...

Đủng đỉnh

Trước tình hình hết sức nguy cấp trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công điện khẩn gửi lãnh đạo ngành liên quan, chính quyền các địa phương yêu cầu phải tập trung mọi nỗ lực, quyết liệt triển khai những biện pháp mạnh nhằm nhanh chóng khống chế và dập tắt dịch tai xanh.  

Trên những trục lộ chính, chính quyền địa phương đã cho giăng những tấm băng rôn cảnh báo về dịch bệnh. Các tuyến giao thông huyết mạch nối Điện Ngọc với xã Hòa Quý (huyện Hòa vang, thành phố Đà Nẵng) và xã Điện Thắng Bắc, Điện Nam Bắc (huyện Điện Bàn) đã thấy xuất hiện nhiều điểm chốt chặn. Nhưng, có một điều lạ là, lội vào chợ Điện Ngọc, chúng tôi vẫn thấy thịt heo, lòng heo, xương heo, giò heo bày bán công khai trên những chiếc bàn lớn. Xung quanh ruồi bu kín.

Tiêu độc, khử trùng chuồng trại

Không chỉ vậy, tại các ngôi chợ nhỏ ở vùng quê này, cảnh mua bán các sản phẩm từ heo cũng không kém phần... nhộn nhịp. Vì sao lại có chuyện tréo ngoe này? Ông Huỳnh Hóa – cán bộ thú y xã Điện Ngọc bảo rằng, bắt đầu từ sáng nay (thứ hai 3/10) chính quyền địa phương mới đồng loạt cấm 6 lò giết mổ heo trên địa bàn hoạt động. Kỳ cục thật, dịch tai xanh đã hoành hành suốt 10 ngày nay nhưng chẳng hiểu sao các cơ quan hữu trách vẫn cứ bình chân như vại? Có lẽ, họ đang chống dịch theo kiểu... hình thức!

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm