| Hotline: 0983.970.780

Rầm rộ xây nhà nuôi chim yến giữa thành phố

Thứ Ba 29/08/2017 , 08:01 (GMT+7)

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Kiên Giang, nghề nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn tỉnh xuất hiện cách đây khoảng 10 năm và phát triển rầm rộ từ năm 2014 cho đến nay, với 519 nhà dẫn dụ chim yến đã được xây dựng, ước tổng đàn hiện nay khoảng 256.000 con.

Trong đó, TP Rạch Giá là địa phương có nhiều nhà nuôi yến nhất, với khoảng 240 hộ đầu tư nuôi.

Nhiều nhà nuôi chim yến tự phát mọc lên ngay giữa khu dân cư đông đúc ở TP Rạch Giá gây ô nhiễm tiếng ồn, môi trường và khó quản lý nếu có dịch bệnh xảy ra

Điều đáng quan ngại là nghề nuôi chim yến trong nhà của người dân phát triển tự phát, không có định hướng, do đó có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi và ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển độ thị.

Việc rầm rộ xây nhà hoặc cơi nới tầng trên để nuôi chim yến ngay giữa những khu dân cư đông đúc dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn (kêu ra rả suốt ngày từ những chiếc loa gọi yến), môi trường và khó quản lý nếu có dịch bệnh xảy ra…

Tại cuộc họp bàn giải pháp về quản lý nghề nuôi chim yến trong nhà mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn chỉ đạo phải chấn chỉnh về môi trường và tiếng ồn đối với những nhà nuôi chim yến. Nếu nuôi trong đô thị thì phải quản lý tiếng ồn, quy định chặt chẽ về khoảng cách với các hộ chung quanh, nhất là đối với bệnh viện, trường học. Giao Sở NN-PTNT nghiên cứu thêm về kỹ thuật và công nghệ (sóng siêu âm) nuôi chim yến; Sở Xây dựng quy định quy chuẩn kết cấu nhà nuôi chim yến và khoảng cách trong khu dân cư; UBND các địa phương theo dõi, quản lý và kiểm tra các cơ sở nuôi chim yến vi phạm.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...