| Hotline: 0983.970.780

“Săn” mai Tết vùng biên

Thứ Ba 09/02/2010 , 08:56 (GMT+7)

Cứ tầm 15- 25/12 âm lịch là hàng trăm “thợ săn” mai Tết ở vùng biên Lao Bảo, Khe Sanh (Hướng Hoá, Quảng Trị) bắt đầu bước vào mùa.

Cứ tầm 15- 25/12 âm lịch là hàng trăm “thợ săn” mai Tết ở vùng biên Lao Bảo, Khe Sanh (Hướng Hoá, Quảng Trị) bắt đầu bước vào mùa. “Đội quân” này không chỉ là người Kinh mà còn có cả đồng bào Vân Kiều, Pa Cô.

Từ sáng sớm tinh mơ, những căn nhà sàn ở bản Ktup, Katang (thị trấn Lao Bảo), khóm 2, khóm 5 (thị trấn Khe Sanh) đã rục rịch tiếng người. Lớp trai bản bắt đầu bữa ăn sáng vội vàng, tay cầm mác, rựa, cuốc, xẻng chuẩn bị vượt dòng Sêpôn vào rừng “săn” mai tết. Cùng đi trong nhóm thợ săn năm nay vẫn không thể thiếu anh Hồ Văn Ớt (bản KaTup). Ớt là tay thợ săn mai “có tiếng” ở vùng biên này.

Cứ giáp tết, nhờ mối “quan hệ” của mình, cư dân sống sát biên giới các huyện Sêpôn, Mường Noòng (Savannakhet, Lào) sẽ báo cho Ớt biết địa điểm nào có nhiều mai rừng đẹp. Và chính những cư dân này sẽ trở thành người dẫn đường cho nhóm thợ săn của Ớt với thù lao 30-50 nghìn Kíp (khoảng 60-100 nghìn đồng tiền Việt)/người.

Đội quân săn mai của Ớt có 5 người, họ chủ yếu là người Pa Cô cùng bản. Cơm nước xong, Ớt vội cùng đoàn lao xuống sòng Sêpôn khi bầu trời vùng biên ải còn ngậm sương. Ớt cho hay: “Mùa này mà vượt sông thì không có gì đáng ngại. Làm cái nghề ni phải có sức, sức phải bền mới “ăn rừng ngủ rú” với…mai được. Mỗi chuyến đi của bọn này khoảng 3-4 ngày mới trở về. Nếu vào vùng mai mọc dày thì trúng đậm mỗi người cũng kiếm được vài “xị” (vài trăm)”.

Đường đi của nhóm thợ săn mai lắm gian nan. Từ thị trấn Lao Bảo sau khi vượt sông Sêpôn, họ đi hơn 50km men theo tuyến đường mòn của xe reo (xe khai thác gỗ lậu) để đến các bản Na coòng, La Lung (Mường Noòng) trú chân tại đây. Từ đây phải đi thêm một ngày đường rừng nữa mới chặt được mai. Sang Lào, họ ăn ở cùng dân bản, cứ mỗi nhóm thợ săn chia nhau ra về xin ở với từng hộ gia đình với giá 20-30 nghìn Kíp/ngày. Anh Mang Phoòng, một người dẫn đường ở Na Coòng cho biết: “Cứ đến dịp tết Nguyên Đán, người Việt qua đây thuê tui dẫn đường rất đông. Họ chỉ chặt mai nhánh về chưng trong mấy ngày tết thôi”.

Mấy năm trước nhiều nhóm thợ săn đi mấy ngày trường mà trở về tay không vì không tìm được nơi “cư trú” của mai. Hầu hết những cánh rừng ở Việt Nam giáp mạn Lào đã bị “vặt” sạch. Muốn có mai đẹp về bán được giá phải qua rừng Lào mới có. Chặt mai đã khó, luồn rừng mang những cành mai trở ra mà không làm rụng bông, lá còn gian nan hơn nhiều. Với nhóm thợ săn của Ớt, kinh nghiệm nhiều năm đã giúp họ mang về thị trấn những cành mai giá bạc trăm có khi bạc triệu…

Nghề “săn” mai tết cũng lắm gian nguy, có khi phải đổi bằng sinh mạng! Năm ngoái cũng vào dịp cận tết như hiện nay, chồng chị A Rí- anh Pả Xong (bản Cu Dong, xã Húc) theo đám trai bản vào rừng chặt mai. Cứ ngỡ làm vài chuyến kiếm tiền về sửa căn nhà, ăn tết cho ấm cúng. Chưa kiếm được cành mai nào ưng ý thì Pả Xoong bị rắn độc cắn. Mặc dù được đám trai bản cắt rừng, nhanh chân mang về tận bản rồi dùng xe máy chở ra bệnh viện huyện nhưng do thời gian kéo dài quá lâu, độc rắn phát tán nên anh qua đời ngay hôm đó…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm