| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở núi, 7 người bị vùi lấp

Thứ Ba 24/08/2010 , 14:02 (GMT+7)

Một mảng đất đá rộng hơn 2ha từ trên sườn núi cao đổ ập xuống, văng qua bờ suối phát ra một tiếng nổ như bom làm rung chuyển cả mặt đất, chôn sống 7 người dân đang hái ngô...

Một mảng đất đá rộng hơn 2ha từ trên sườn núi cao đổ ập xuống, văng qua bờ suối phát ra một tiếng nổ như bom làm rung chuyển cả mặt đất, bùn đất bắn tung toé cao cả chục mét, chôn sống 7 người dân đang hái ngô trên đó không tăm tích, một số người chạy thoát ngoái lại chỉ thấy một màu đỏ của đất và dòng nước đục ngầu chảy ra từ ruột núi như máu ứa.

Lời kể những người thoát nạn

Sự việc diễn ra trên nương ngô của gia đình Giàng A Páo, bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vào hồi 15 giờ ngày 22/8/2010. Trong căn nhà tối âm âm của gia đình Páo, suốt từ chiều qua đến hết ngày hôm nay Páo ngồi bó gối bên cạnh bếp lửa ngay cạnh lối ra vào, đôi mắt vô hồn nhìn trân trân ngọn lửa lúc cháy lúc tắt.

Khi tôi đến Páo vẫn ngồi đó, anh không nói được tiếng phổ thông. Trưởng bản Giàng Pàng Man phải dịch cho tôi nghe lời kể của anh: Hôm qua, Mù Cang Chải sau gần một tuần mưa rả rích trời nắng hanh vàng, nương ngô nhà Páo đã chín từ mười ngày nay rồi, bẹ đã khô, mấy hôm trời mưa không đi bẻ được, nay trời nắng Páo nhờ anh em trong bản cùng đi bẻ ngô. Vợ Páo là Hảng Thị Sông lên nương trước, vợ chồng Giàng A Sang, Vàng Thị Nhứ đem theo thằng Giàng A Sử năm nay 7 tuổi cùng đi, ngoài ra còn có cô em dâu là Hờ Thị Dê và Giàng A Chang cũng là anh em trong gia tộc. Mọi người vừa tới nương ngô, mấy phụ nữ mỗi người bẻ được 6-10 bắp chưa kịp bỏ vào gùi, còn mấy người đàn ông thì chưa bẻ được bắp nào.

Páo vừa bước vào nương ngô, đang chuẩn bị bẻ thì cảm thấy đất dưới chân mình như rung chuyển, anh chưa hiểu ra điều gì thì ở trên cao và hai bên sườn núi mấy người đang đi làm ruộng, nương gần đó kêu to: Sạt lở núi rồi, chạy đi! Nương nhà mày sắp lở rồi, chạy đi Páo ơi…Mọi người cuống cuồng chạy dạt ra hai phía, Páo băng qua nương ngô, chạy sau anh chừng hai bước chân là em dâu Hờ Thị Dê, khi anh vừa vọt lên mé đồi quay xuống thấy em dâu bị ngọn tre đổ rạp ngăn lối đi, cô phải chạy vòng tránh ngọn tre, ngay lập tức một tảng đất to như ngôi nhà văng từ trên cao nuốt chửng cả bụi tre và người em dâu đang chới với mất hút trong dòng suối bùn đất đang cuồn cuộn chảy.

Páo tìm vợ và những người đi bẻ ngô giùm, tất cả đã mất hút trong dòng sông đất, đá và cây cối tuôn đổ ầm ầm từ trên cao xuống dòng suối Háng Tầu Dê. Páo không biết lúc đó vợ anh và mọi người chạy hướng nào, anh gào gọi tên vợ khản giọng nhưng không một lời đáp, thay vào đó là tiếng suối chảy ầm ầm. Trưởng bản Giàng Pàng Man chỉ thằng Giàng A Giàng mới 19 tháng tuổi đang bập bẹ biết nói là con út của vợ chồng Páo: Thắng bé này đêm qua khóc suốt đêm vì không thấy mẹ về.

Còn Giàng A Tình thì cứ lặng lẽ khóc. Tình đã thoát chết trong gang tấc, khi Tình rủ em là Giàng A Cha đang là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Sư phạm Tây Bắc đang đươc nghỉ hè bẩy hòn đá chắn ngang suối khiến bùn đất chảy vào ruộng nhà anh. Khi nghe tiếng la hét Tình bảo Cha bỏ xà beng đấy, Tình chạy bờ ruộng phía trên Cha chạy bờ ruộng phía dưới, vì vướng hòn đá to Cha không leo qua được phải chạy đường vòng, lập tức bị cả một khối đất trùm lên ép vào sườn đồi…

Cứu nạn

12 giờ ngày 23/8 PV NNVN đã có mặt tại nơi xảy ra trận lở đất. Một bãi đất đỏ au, ngổn ngang đất đá và cây cối chẳng khác gì bãi bom B52 trong chiến tranh chống Mỹ, nhầy nhụa bùn đất, từ trên cao nước đục ngầu từ trong lòng núi như vỡ ra từ một túi nước khổng lồ. Suốt từ chiều 22/8 tỉnh Yên Bái đã huy động gần 1.000 dân quân từ các xã lân cận và khoảng 100 cán bộ chiến sĩ bộ đội, công an tới hiện trường tìm kiếm xác các nạn nhân. Theo ông Trần Huy Tuấn- PGĐ Sở NN-PTNT Yên Bái đang có mặt tại hiện trường tham gia chỉ huy tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân cho biết: Lượng đất đá từ vụ sạt lở núi khoảng trên một vạn khối, nhưng diện phủ rộng, vị trí các nạn nhân có thể bị vùi rất sâu và không biết vị trí đích xác chỗ nào.

Tỉnh Yên Bái đã điều khẩn cấp 2 máy bơm 4 vòi của Phòng cảnh sát PCCC và TKCN để bơm nước xả đất và 3 xe múc đất bánh xích, 2 xe bánh lốp mở đường vào hiện trường thực hiện việc tìm kiếm nạn nhân. Với một khối lượng đất đá khổng lồ như vậy, rõ ràng sức người quá là nhỏ bé. Việc kết hợp máy xúc tham gia tìm kiếm may ra mới có thể được. Suốt ngày 23/8 toàn bộ số người tham gia tìm kiếm đã lợi dụng dòng suối xả đất đá theo kiểu đãi vàng kết hợp vòi phun. Tuy nhiên cho đến 17 giờ ngày 23/8 vẫn chứa tìm thấy xác nạn nhân nào. Hiện trời Mù Cang Chải rất xấu, nếu mưa xuống thì việc tìm kiếm nạn nhân sẽ vô cùng khó khăn.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm