| Hotline: 0983.970.780

Sự cố ở công trình Ngàn Trươi- Cẩm Trang: Không phải sập

Chủ Nhật 26/09/2010 , 15:55 (GMT+7)

Qua khảo sát của PV: Không phải sập hầm tuynel mà chỉ là sạt trượt mái cơ cửa hầm phía cửa ra tuynel số 1.

Hiện trường nơi sạt lở mái cơ cửa hầm cửa ra tuynel số 1

Mấy ngày qua, một số thông tin cho rằng, hầm tuynel số 1 công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi-Cẩm Trang (Hà Tĩnh) bị sập, thông tin này đã gây lo lắng trong dư luận. Để có thông tin chính xác về vấn đề này, PV NNVN đã đến hiện trường và trao đổi với các cơ quan chức năng. Kết quả cho thấy: Không phải sập hầm tuynel mà chỉ là sạt trượt mái cơ cửa hầm phía cửa ra tuynel số 1. 

Công trình lấy nước số 1 (tuynel số 1) thuộc gói thầu số 13, do Cty CP CAVICO Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng (CAVICO Mining) thi công. Công trình có thiết kế chiều dài 245,82 mét, rộng 10 mét, cao 9,46 mét. Bắt đầu thi công từ tháng 7/2010, đến nay đơn vị thi công đã thực hiện công tác đào gia cố đường hầm được 66 mét dài (bậc trên) theo bản vẽ 590Đ-TC-TN1-04 và 509Đ-TN-02,07,09 đã được BQL Đầu tư xây dựng thủy lợi 4 phê duyệt. Ngày 15/9/2010, Cty CAVICO Mining đã tiến hành đào hạ nền tại vị trí cửa ra đến cao độ thiết kế +9,45m và tiến hành lắp dựng, gia cố (phun bê tông M300 chèn vòm) xong 4 chân vòm tại vị trí cửa hầm.

Đến ngày 22/9, khoảng 10h30 phút, tại hướng thi công hầm cửa ra, đơn vị thi công đang tiến hành triển khai các công việc tiếp theo thì phát hiện có hiện tượng sạt lở mái cơ bên phải, có khả năng mất an toàn nên đã di chuyển toàn bộ thiết bị, nhân sự đến khu vực an toàn. Đến 11h20 phút cùng ngày, mái cơ phía ngoài cửa hầm bên bờ phải, từ lý trình K0+245.82 vào sâu trong hầm khoảng 10 mét (cao trình +20 đến +25) bị trượt và xô đổ 4 khung chống ngoài cùng, kèm theo khối đất đá đổ xuống che kín cửa ra của hầm.

Sau khi sự cố xảy ra, Giám sát chủ đầu tư, Tư vấn giám sát HEC II đã lập biên bản hiện trường và đề nghị nhà thầu tạm dừng thi công. Tiếp đó, ngày 24/9, các bên liên quan gồm: Toàn ban BQLĐT&XD Thủy lợi 4 (chủ đầu tư); Giám sát Trưởng Cty CP Tư vấn xấy dựng thủy lợi – HEC II (Đơn vị tư vấn giám sát thuộc Bộ NN-PTNT); Phó TGĐ TCty TVXD Thủy lợi Việt Nam (Đại diện tư vấn thiết kế); Tổng giám đốc Cty CP CAVICO Việt Nam-khai thác mỏ và xây dựng (Nhà thầu thi công) cùng các thành viên liên quan của các đơn vị nêu trên đã tổ chức buổi làm việc tìm biện pháp xử lý sự cố sạt trượt mái cơ cửa hầm phía cửa ra công trình lấy nước số 1 (tuynel 1).

Sau khi kiểm tra hiện trường và tiến hành kiểm tra các vấn đề liên quan một cách khách quan, khoa học và trách nhiệm về nguyên nhân sự cố: Do thời tiết mưa nhiều, đất đá bị bão hòa làm tăng trọng lượng, giảm chỉ tiêu cơ lý, chất kết dính giữa các mặt lớp đá bị giảm nên xuất hiện mặt trượt giữa các mặt lớp đất đá dẫn đến sự cố trên ở bờ phải mái cơ cửa ra. Đồng thời các bên đã đi đến thống nhất biện pháp xử lý: Tiến hành tháo dỡ phần thép I300 đã bị xô đổ do khối đất đá sạt trượt đè lên, đồng thời củng cố phần thép chống đỡ bờ trái. Phía tư vấn thiết kế đưa ra biện pháp chống đỡ khối đất đá trên đỉnh, sau đó mới bốc dỡ, gia cố phần bị sạt trượt và liên kết với phần trong đường hầm.

Kiểm tra lại tính toán gia cố tạm thời đường hầm và giám sát tác giả tham gia trong quá trình thực hiện; duyệt nhanh điều chỉnh biện pháp xử lý cửa vào để nhà thầu chuẩn bị thiết bị, nhân lực thi công. Các bên cũng giao đơn vị tư vấn thiết kế sớm đưa ra biện pháp xử lý sự cố trình Ban QLĐT&XD công trình thủy lợi 4 trước ngày 27/9/2010; bổ sung quy trình thi công hạ gương dưới thân đường hầm; giao đơn vị thi công khẩn trương xử lý sự cố ngay sau khi có hồ sơ thiết kế và tiếp tục triển khai các biện pháp thi công đúng tiến độ.

Theo một chuyên gia thủy lợi của Bộ NN-PTNT; việc bạt núi để làm hầm tuynel dẫn đến sạt lở không phải là chuyện hiếm mà đã xảy ra ở rất nhiều công trình tương tự như: Thủy lợi Cửa Đạt, thủy lợi Tả Trạch, thủy điện A Lưới, thủy điện Buôn Kốp, thủy điện Đại Ninh, thủy điện Bắc Bình, thủy điện Bảo Lộc, thủy điện Sông Giăng 2, thủy điện Hủa Na… Vì vậy, sự cố xảy ra tại tuynel số 1 công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi vừa qua không phải là chuyện hiếm gặp trong thi công các công trình thủy điện, thủy lợi trên cả nước trong thời gian qua.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm