| Hotline: 0983.970.780

"Sử Tây" hay "sử ta" đều sạn

Thứ Ba 18/05/2010 , 11:16 (GMT+7)

Lần giở SGK một vài lớp cuối cấp, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì đây đó vẫn còn những “hạt sạn”, ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình ôn thi của thí sinh.

Lịch sử sẽ là 1/6 môn có mặt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010 tới đây. Đương nhiên, nội dung ôn tập không gì khác hơn là những kiến thức trong SGK. Thế nhưng, lần giở SGK một vài lớp cuối cấp, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì đây đó vẫn còn những “hạt sạn”, ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình ôn thi của thí sinh.

Theo kết cấu chương trình, Lịch sử 11 gồm 2 phần: Lịch sử Thế giới thời Cận đại (thế kỷ XIX đến năm 1917) và Lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918. Đây là giai đoạn “thú vị” trong lịch sử dân tộc và nhân loại với khối tư liệu đa dạng, phong phú  có thể chứng thực, xác minh.

Cần hiểu đúng về lâu đài Versailles

Nói về thành tựu của văn học, nghệ thuật thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Lịch sử 11 khẳng định: “Thời cận đại, đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc…cũng rất phát triển. Cung điện Vécxai (Pháp) được hoàn thành vào năm 1708, tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành một công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc” (trang 40).

Cần phải nói ngay rằng đoạn trích chỉ 2 câu của Lịch sử 11 trên đây có khá nhiều sai sót. Thứ nhất, “công trình kiến trúc đặc sắc ở Vécxai” được định danh là “lâu đài” chứ không phải “cung điện” (tiếng Pháp: Château de Versailles). Trong tiếng Pháp, có sự phân biệt giữa Château (lâu đài) và Palais (cung điện): Château dùng cho các dinh thự vùng ngoại ô hoặc cách xa thành phố. Palais chỉ các dinh thự nội đô (diện tích, không gian của Château cũng “hoành tráng” hơn Palais).

Thứ hai, lâu đài Versailles là tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỷ XVII - XVIII, tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển xen lẫn một số nét nghệ thuật Baroque. Lấy “tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỷ XVII - XVIII” để nói về thành tựu của văn học, nghệ thuật thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thì quả là các tác giả Lịch sử 11 không có cảm thức về thời gian. Thứ ba, mốc thời gian hoàn thành lâu đài Versailles mà các tác giả đưa ra (1708) rất thiếu thuyết phục bởi hơn 60 năm sau (năm 1770), người Pháp còn khánh thành “nhà hát” - một trong những công trình lớn cuối cùng của lâu đài (bên cạnh nhiều phòng lớn của nhà vua, hoàng hậu; phòng Gương - Galerie des Glaces, nhà nguyện, nhà hát).

Trước đó, tại trang 19, khi nói về quá trình xâm lược của Chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á, Lịch sử 11 viết: “Mã Lai (nay thuộc Ma-aixia và Xingapo) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp”. Ít nhất, về thông tin địa lý, kiến thức SGK cung cấp cho các em hoàn toàn sai - không hề có chuyện “Mã Lai (nay thuộc Malaixia và Xingapo) như các tác giả lầm tưởng mà phải viết ngược lại: “Mã Lai (nay bao gồm cả lãnh thổ Malaixia và Xingapo) bởi đảo quốc sư tử từng có thời gian nằm trong liên bang Malayxia đến ngày 9/8/1965 mới tách ra thành một nhà nước độc lập sau những căng thẳng về kinh tế, chính trị, sắc tộc.

Nhận định như Lịch sử 11: “Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” (trang 39) không chính xác vì nửa đầu thế kỷ XIX, Mác Tuên chưa được ghi nhận tư cách nhà văn. Đến năm 1865, ông mới nổi danh sau tập sách “Con ếch mới nhảy của hạt Calaveras” (The Jumping frog of Calaveras county). Nên nhận định “Mác Tuên là nhà văn lớn của Mĩ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”.

Nguyễn Lộ Trạch không dâng hai bản điều trần trước 1873

Trình bày về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), Lịch sử 11 viết: Nguyễn Lộ Trạch cùng một số quan chức, sĩ phu có học vấn cao (Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ) đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân (trang 116) là không đúng sự thực lịch sử. Hai bản điều trần mà vị sĩ phu người làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên dâng lên triều đình đều diễn ra sau thời điểm thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất khá nhiều năm: Thời vụ sách thượng (1877) và Thời vụ sách hạ (1882). Chưa nói đến năm 1892 (thời vua Thành Thái), Nguyễn Lộ Trạch tiếp tục dâng lên bản “Thiên hạ đại thế luận”, vẫn không được chú ý. Một lần nữa, cái gọi là không có cảm thức về thời gian của các tác giả Lịch sử 11 đã lặp lại.

Nhắc tới phong trào “tị địa” của nhân dân Nam Kỳ sau Hiệp ước 1862, Lịch sử 11 giải thích là “Bỏ đi nơi khác sống, không chịu cộng tác với Pháp” (trang 112) rất không đầy đủ. Xin được nhớ cho, “tị địa” không chỉ “bỏ đi nơi khác sống, không chịu cộng tác với Pháp” mà còn có “nội dung” di dời mồ mả ông bà, tổ tiên. Chẳng phải nhiều học trò lớn ở “đất phương Nam” như Nguyễn Thông, Phạm Hữu Chánh và bao sĩ tử khác đã đưa mộ người thầy Võ Trường Toản đáng kính của mình từ làng Hòa Hưng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định xưa về an nghỉ tại Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre (ngày 28/3/1867) sao?

Và với dấy phẩy (,) sau chữ “liên tiếp” dưới đây thì đông đảo thầy cô giáo các em học sinh có lý do “chính đáng” để phàn nàn về văn phong SGK: “Những toán nghĩa binh (…) đã phối hợp với lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp, tiến công quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại (trang 123).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm