| Hotline: 0983.970.780

Tân Hội với bí quyết nội lực

Thứ Ba 26/04/2011 , 10:46 (GMT+7)

Mặc dù mới triển khai xây dựng mô hình NTM được hơn hai năm nhưng tính đến nay, xã đã đạt chuẩn 15/19 tiêu chí.

Xã Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) là một trong 11 xã được Trung ương chọn thí điểm xây dựng NTM. Xã có 11,39% là người đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 11 dân tộc anh em từ các tỉnh thành trong cả nước hội tụ về sinh sống. Mặc dù mới triển khai xây dựng mô hình NTM được hơn hai năm nhưng tính đến nay, xã đã đạt chuẩn 15/19 tiêu chí.

Thu nhập gần 22 triệu/người

Trong 11 xã được Trung ương chọn thí điểm xây dựng mô hình NTM, Tân Hội là địa phương có tốc độ xây dựng và chuyển biến rõ ràng. Về Tân Hội những ngày này, chúng ta dễ hình dung được bộ mặt NTM đã thay da đổi thịt từng ngày. Trước đây, những con đường liên thôn, liên xã, hầu hết là đất đỏ, mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì sình lầy, dọc theo hai bên đường là những dãy nhà gỗ lợp tranh hoặc ngói prôximăng. Tân Hội hôm nay như được mặc trên mình một chiếc áo mới, nhà kiên cố mọc lên san sát, đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, những con đường nhựa phẳng, uốn cong chạy dại sang tận xã bạn. Ngồi trên xe máy đi chỉ hơn 1km đã có 2 cây xăng phục vụ 24/24h, không còn cảnh xe hết xăng, phải dắt xe đi bộ như trước kia, tất cả như một đại công trường đang đẩy nhanh tiến độ thi công.

Chủ tịch UBND xã Tân Hội Hoàng Mạnh Dũng hồ hới cho biết: “Xã Tân Hội có 8 thôn với 2.295 hộ và 10.875 nhân khẩu (lao động nông nghiệp chiếm 78%), có diện tích tự nhiên là 2.297 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 1.998,54ha chiếm 87% diện tích tự nhiên. Diện tích trồng cây cà phê là 1.150ha. Diện tích lúa nước 80ha. Với đặc điểm là vùng đất đỏ bazan, đây là một tiềm năng rất lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt rất phù hợp với vùng chuyên canh cây cà phê và các loại cây trồng khác của địa phương, giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Theo ước tính, năng suất cà phê đạt 3 - 3,5 tấn/ha, nếu bán cà phê là 38.000 - 47.000đ/kg như hiện nay, thì tổng thu nhập sản phẩm xã hội của xã Tân Hội năm 2010 là 376 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,8 triệu đồng/người/năm.

Chú trọng xây dựng mô hình

Tuy nhiên, muốn phát triển kinh tế theo hướng bền vững thì địa phương cũng cần phát triển thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đào tạo nghề cho nông dân, đưa sản xuất nông nghiệp tiến gần với công nghệ cao làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê ngày càng tăng lên, nâng cao thu nhập đưa mức sống của người dân trong những năm tiếp theo sẽ phát triển cao hơn. Chính vì vậy vừa qua xã Tân Hội đã xây dựng và đi vào hoạt động được 1 chợ nông thôn, thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, nhằm cung cấp giống, vật tư, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Song song với việc xây dựng đường, trường, trạm và một số hạng mục khác, Tân Hội còn chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp như: Mô hình chuyên trồng nấm mèo gồm 42 hộ tập trung ở thôn Tân Trung, trong đó có 1 tổ hợp gồm 26 hội viên đã được cấp giấy chứng nhận học nghề. Mô hình đào tạo nghề dệt len, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có 16 hộ tham gia với 2,6 ha nhà kính chủ yếu là trồng ớt ngọt. Mô hình nuôi chim bồ câu cao sản, mô hình sản xuất giống cây trồng, mô hình trồng chuối la ba, mạnh dạn chuyển đổi 130 ha đất lúa 1 vụ kém năng xuất sang trồng cây rau màu khác như: Trồng dâu tằm, giống khoai môn cao sản, chuyển đổi trồng cà phê ghép… Trong 19 tiêu chí, có 3 tiêu chí chưa đạt gồm: Cơ cấu lao động, phổ cập giáo dục trung học phổ thông, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, hiện nay nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào các hồ chứa nước tự nhiên, lượng nước không nhiều, với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay thì mùa khô sẽ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nước.

Ông Hoàng Mạnh Dũng cho hay, với nguồn vốn 1 tỷ đồng từ chương trình NTM, xây dựng chương trình này, ngoài ngân sách của tỉnh, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc huy động từ các nguồn vốn hỗ trợ khác, mà chủ yếu là vốn đối ứng, phát huy từ nội lực. Người dân sẵn sàng ứng tiền trước để làm đường, ngoài ra còn lồng ghép một số chương trình khác để hoàn thành 19 tiêu chí về mô hình NTM theo quy định chung, đến nay xã Tân Hội cơ bản hoàn thành các hạng mục đề ra.

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Phó chủ tịch, Trưởng ban BQL dự án xây dựng NTM Trần Trọng Tuyên cho biết, bước đầu tiếp cận với các văn bản hướng dẫn xây dựng thí điểm mô hình NTM, công tác triển khai và thực hiện lập đề án cũng gặp không ít khó khăn về định hình xây dựng đề án, còn lúng túng trong việc đề ra giải pháp thực hiện, chưa có giải pháp đồng bộ để nhân rộng mô hình điểm ra diện rộng. Bên cạnh khó khăn, xã Tân Hội cũng gặp rất nhiều thuận lợi, luôn nhận được sự quan tâm kịp thời của các cấp Bộ, nghành TW, tỉnh, huyện...

Hệ thống chính trị từ xã xuống thôn cơ bản vững vàng, đã xuất hiện một số mô hình xây dựng NTM với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đạt hiệu quả cao như mô hình làm đường giao thông nông thôn, đầu tư phát triển sản xuất ở thôn xóm… Có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ phù hợp với các công việc chuyên môn. Đặc biệt nhân dân các dân tộc luôn hòa thuận, đoàn kết, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ và nhân dân, năm 1986 xã Tân Hội được Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động Hạng ba, xã đạt chuẩn văn hóa năm 2010. Với điều kiện thuận lợi như vậy, cán bộ và nhân dân xã Tân Hội, phấn đấu đảm bảo vượt mức chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, vững bước trên con đường xây dựng NTM ngày một toàn diện.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm