| Hotline: 0983.970.780

'Tàu 67' ở Phú Yên mới đóng xong liên tục gặp sự cố, ngư dân lỗ nặng!

Thứ Năm 11/05/2017 , 13:15 (GMT+7)

Theo ông Trị, 4 chuyến biển đánh bắt trên tàu vỏ thép của ông lỗ khoảng 600 - 700 triệu đồng. Ông cho rằng, những thiệt hại trên do Cty Đông Á thực hiện một số hạng mục kém chất lượng.

Đó là các tàu vỏ thép của ngư dân Phan Thanh Trị, số hiệu PY 99991 TS, trú phường Phú Đông, TP Tuy Hòa và tàu số hiệu PY 99993 TS của ngư dân Đỗ Ngọc Tín, thôn Phú Lạc, xã Hiệp Nam, huyện Đông Hòa.

18-39-53_1
18-39-53_2
Ông Trị cho biết cần chữ A của tàu ông gặp sự cố bị gãy nên đã làm lại

Các tàu trên đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, tổng giá trị đầu tư gần 20 tỷ đồng/tàu (18 và 19,5 tỷ đồng), đều hành nghề lưới chụp và cùng đóng tại đơn vị Liên danh Cty Đầu tư phát triển thủy sản Đông Á (Cty Đông Á) và Cty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng, TP Hải Phòng. Tuy nhiên trong quá trình bàn giao cho các chủ tàu vươn khơi đánh bắt 2 tàu trên đều gặp nhiều sự cố...

Theo ngư dân Trị, sau khi ông nhận bàn giao tàu vào ngày 19/9/2016, do trở ngại về một số thủ tục liên quan nên đến 14/12/2016 mới chính thức vươn khơi đánh bắt. Tuy nhiên từ khi đánh bắt chuyến biển thứ nhất đến chuyến thứ 4, tàu ông không có chuyến nào trọn vẹn, tất cả đều gặp sự cố.

Cụ thể, chuyến biển đầu tiên tàu mới hoạt động được 5 ngày thì bị trục trặc về mô tơ do công suất nhỏ, không đáp ứng sức nặng của lưới nên ông đành cho tàu vào bờ khắc phục, chịu lỗ chi phí.

Đến ngày 9/1/2017, tàu mở biển chuyến thứ 2, đang hoạt động được 7 ngày thì máy điện trục trặc nên không đánh bắt được vì không đủ ánh sáng, lại vào bờ khắc phục, lỗ chi phí.

18-39-53_3
Các bóng đèn cũng bị vỡ và được trang bị lại

Ngày 27/2/2017, tàu mở chuyến biển thứ 3 trong khi hoạt động thì bất ngờ bị gãy chữ A của cần chụp, làm thiệt hại 71 bóng đèn, 20 đuôi điện loại Hàn Quốc sản xuất, tàu tiếp tục vào bờ để khắc phục khi đang đánh bắt nửa chừng.

Đến ngày 16/3/2017, tàu tiếp tục vươn khơi chuyến biển thứ 4, đang hoạt động thì lục lư cần cẩu bị đứt dây đập vào mắt phải của ông Trị bị tổn thương nên tàu một lần nữa phải quay vào bờ khẩn cấp.

Theo ông Trị, 4 chuyến biển đánh bắt trên tàu vỏ thép của ông lỗ khoảng 600 - 700 triệu đồng. Ông cho rằng, những thiệt hại trên do Cty Đông Á thực hiện một số hạng mục kém chất lượng.

Cụ thể, đối với 3 máy phát điện, theo thiết kế là máy thùng (hãng nước ngoài), trị giá trên 900 triệu đồng/máy, nhưng sau này thi công toàn là máy hãng Việt Nam. Vì vậy, khi hoạt động các máy phát điện này "ưng là nó nổ, còn không ưng là tắt". Để khắc phục ông Trị đã báo Cty Đông Á nhưng không khắc phục được nên ông tự bỏ tiền túi lắp thêm bình nước ngọt để làm máy mát mới hoạt động bình thường.

18-39-53_4
Máy phát điện liên tục bị sự cố nên ông bắt thêm bình nước ngọt để làm mát máy để hoạt động bình thường

Về chữ A của cần chụp, theo thiết kế là sắt ống phải dày 7 - 8 ly, nhưng khi cần bị gãy thì phát hiện sắt ống chỉ dày 4,5 ly. “Sau khi gặp sự cố tôi có hỏi Cty Đông Á sao làm sắt không đảm bảo. Sau đó do đơn vị thấy có lỗi nên họ hỗ trợ tôi hơn 20 triệu đồng làm lại cần chữ A, với giá trị gần 30 triệu đồng”, ông Trị nói.

18-39-53_5
Do lục lư cần cẩu bị đứt dây đập vào mắt phải của ông Trị bị tổn thương

Tương tự, tàu vỏ sắt của ngư dân Tín hạ thủy vào cuối tháng 12/2016, đến nay vươn khơi 2 chuyến biển, tuy nhiên trong quá trình hoạt đông cũng gặp một số sự cố. Theo ngư dân Tín, chuyến biển đầu tiên tàu ông bị trục trặc về tời. Cụ thể, tời không đủ lực kéo dàn chì ra đầu cần để ra lưới. Đây là do lỗi thiết kế, thông thường nếu tời phù hợp cho ngư dân làm phải thiết kế hộp số giảm tốc để trợ lực, đằng này họ không làm như vậy. Nên chuyến biển đầu tiên ngư dân Tín đành đưa tàu vào bờ khắc phục và mất khoảng 1 tháng trời mới ra khơi trở lại.

“Còn chuyến biển thứ 2 đáng lẽ tàu tôi sẽ trúng đậm do gặp luồng cá, mực. Nhưng do thiết kế về phần mạn chắn sóng thấp chỉ cao 3,15m nên khi đánh bắt bốc tổn, cá lên tàu có hiện tượng bị khẳm và chìm xuống mất vạch đăng kiểm. Hôm đó tàu tôi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa gặp gió cấp 6 mà bị sóng đánh mạnh vào mạn tàu nên anh em không ai đứng làm. Thấy thế, tôi mới đưa tàu vào bờ dù mới đánh được 5 - 6 ngày được 10 tấn, bán cá chỉ đủ tổn”, ông Tín kể.

18-39-53_6
Tàu vỏ thép mang tên Sông Đà của ngư dân Tín cũng gặp nhiều sự cố trong quá trình đánh bắt

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm