| Hotline: 0983.970.780

Thêm 10 'cỗ máy sản xuất bò thịt chất lượng cao' mới bay về Việt Nam

Thứ Hai 03/04/2017 , 08:10 (GMT+7)

Sau khi được tuyển chọn, đàn bò được chuyển bằng đường hàng không từ Mỹ về Việt Nam vào ngày 31/3/2017. Dù bay qua nửa vòng trái đất nhưng các chú bò đều an toàn, khỏe mạnh, nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với thời tiết nóng ẩm của miền Bắc Việt Nam. 

Mỹ là nước hàng đầu thế giới, nổi tiếng về nhân giống và chọn lọc giống bò. Những con bò được nhân giống từ Mỹ đều có năng suất, chất lượng rất cao, tầm vóc to lớn, ngoại hình cân đối và đẹp.

12-39-49_1-1
Lễ ký kết, bàn giao 10 con bò đực Brahman

Quay trở lại hơn nửa thế kỷ trước, với sự giúp đỡ của Cuba - một quốc gia có nền chăn nuôi và công nghệ sinh học rất phát triển, ngay trong khói lửa chiến tranh, cố Chủ tịch F.Castro đã ra lệnh cho các chuyên gia Cuba giúp đỡ Việt Nam xây dựng Trạm Tinh đông viên Moncada tại Ba Vì, TP Hà Nội (sau chuyển giao cho Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương- VINALICA quản lý) với công nghệ và trang thiết bị hiện đại nhất thời đó.

Chỉ riêng cái tên Moncada - một pháo đài vốn là biểu tượng chiến thắng của cách mạng Cuba đã cho thấy những người bạn Cuba đã giúp ngành truyền giống gia súc Việt Nam bằng tất cả niềm tin bất diệt.

Phát huy vai trò, nhiệm vụ được giao, VINALICA đã liên tục nhập khẩu trang thiết bị sản xuất tinh đông lạnh hiện đại của thế giới, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên sâu từ Nhật Bản, nguồn bò đực giống cao sản..., luôn khẳng định được vị thế một cơ sở sản xuất tinh trâu, bò đông lạnh tốt nhất, tầm cỡ thế giới.  

Tuy nhiên "linh hồn" của một cơ sở sản xuất tinh vẫn phải là đàn bò đực giống. Chỉ có đàn bò đực giống tốt mới cho ra những liều tinh chất lượng cao và đàn con chất lượng tốt. Đến năm 2015, sau một thời gian ít được bổ sung đàn giống, Moncada đã được Bộ NN-PTNT đồng ý cho nhập khẩu đàn bò đực giống Brahman cao sản từ Mỹ.

Đây vốn là giống bò siêu trường, siêu trọng và có chất lượng giống cao. Tất cả số bò đực giống Brahman đỏ đều có sức khỏe tuyệt vời, đã khai thác và sản xuất tinh đông lạnh đạt chất lượng tốt, cung ứng ra thị trường chăn nuôi cho ra đời những thế hệ bê con đẹp, vượt trội về ngoại hình, được người chăn nuôi tin tưởng và đánh giá cao.

12-39-49_img_4686-1-1
Đàn bò trước khi lên máy bay về Việt Nam

Tuy nhiên, nhu cầu tinh bò của người chăn nuôi ngày càng lớn, nhất là nguồn tinh bò cao sản, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không ngừng bổ sung đàn bò đực giống gốc quốc gia, đặc biệt phải nhập cho được những con bò đực giống có nguồn gen quí, cao sản từ những nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ, năm 2016 VINALICA tiếp tục được Bộ NN- PTNT quan tâm, đầu tư cho nhập thêm đàn bò đực giống cao sản.

Có thể nói đây là tin vui cho không chỉ riêng VINALICA mà còn là cơ hội lớn cho hàng triệu hộ chăn nuôi bò, nhất là những người nuôi bò thịt. Bởi đầu tư cho VINALICA chính là đầu tư cho nông dân cả nước vì đây chính là nôi của ngành thụ tinh nhân tạo bò có truyền thống từ nửa thế kỷ qua đã đóng góp rất lớn cho công tác cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng đàn bò Việt Nam.

Trực tiếp TS Lê Bá Quế - Giám đốc Trung tâm, là chuyên gia giàu kinh nghiệm đã bỏ ra hơn chục ngày đi qua 3 bang của Mỹ để trực tiếp tuyển chọn từng con bò đực giống tại 5 cơ sở nhân giống bò Brahaman nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ gồm HK Cattle Rosharon - Sexing technolog, Santa Elena Ranch in., Cannon Creek Ranch Cameron, Detering Brothers Cattle Co., Bob Rich Prague, thuộc quản lý của Hiệp hội Chăn nuôi bò Brahman Hoa Kỳ (ABBA).

Những chú bò đực giống được tuyển chọn là những bò đực giống Brahman đỏ thuần chủng cao sản, có tiềm năng di truyền cao, từ 12 - 16 tháng tuổi với trọng lượng 550 - 650 kg/con, tăng trọng 1,5 - 1,7 kg/con/ngày, khi trưởng thành đạt 1.100 - 1.200 kg/con. Có thể nói không quá rằng, đây chính là những chú bò tốt nhất vốn được mệnh danh là "cỗ máy sản xuất thịt" của ngành bò thịt Hoa Kỳ.

12-39-49_img_6451
Bò Brahman đỏ cho năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon

Sau khi được tuyển chọn, đàn bò được chuyển bằng đường hàng không từ Mỹ về Việt Nam vào ngày 31/3/2017. Dù bay qua nửa vòng trái đất nhưng các chú bò đều an toàn, khỏe mạnh, nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với thời tiết nóng ẩm của miền Bắc Việt Nam. Tại Trạm Moncada, 10 con bò Brahman đỏ đã được Trung tâm Thú y vùng 1 (Cục Thú y) lấy mẫu máu, xét nghiệm đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Việt Nam.

Để chào đón những chú bò đực giống "nhập tịch" vào ngôi nhà Moncada, cuối tuần qua VINALICA đã tổ chức lễ bàn giao đàn bò đực giống Brahman đỏ với sự tham dự của TS Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi; TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi Quốc gia, đại diện đơn vị nhập khẩu giống, Hiệp hội Chăn nuôi bò Brahman Hoa Kỳ... cùng các cơ quan chuyên môn.

Đây là những bò đực được tuyển chọn rất kỹ với lý lịch ba đời, giá trị di truyền về khả năng tăng trọng dương cao, bố của chúng đều là những con đực đã giành được nhiều giải thưởng xuất sắc tại Mỹ. Từ những bò đực giống chất lượng cao nhập về chắc chắn sẽ cho ra đời con có chất lượng giống tốt, năng suất và chất lượng thịt cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Việt Nam.

Người chăn nuôi cũng như các đơn vị quản lý và làm công tác giống bò tại các tỉnh, thành nên sử dụng tinh đông lạnh chất lượng cao từ những bò đực giống nhập từ Mỹ của VINALICA. Đàn bò này cung cấp nguồn tinh đông lạnh dồi dào, đảm bảo chất lượng cao thông qua công nghệ sản xuất tinh đông lạnh hiện đại của VINALICA và kỹ thuật phối giống nhân tạo.

Với công nghệ hiện đại từ Cộng hoà Liên bang Đức, đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu, dày dạn kinh nghiệm đào tạo tại Nhật Bản của VINALICA sẽ khai thác tối ưu nguồn gen quí của những bò đực giống cao sản này để sản xuất tinh đông lạnh, giúp cải tạo nhanh đàn bò sữa, bò thịt chất lượng cao của Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển chăn nuôi và đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm