| Hotline: 0983.970.780

Thông tin khoa học mới

Thứ Năm 13/05/2010 , 10:44 (GMT+7)

1. Gạo nâu có tác dụng bảo vệ tim mạch

Các chuyên gia ĐH y khoa Temple, Philadelphia Mỹ vừa kết thúc một nghiên cứu và phát hiện thấy gạo nâu hay còn gọi là gạo lức có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm bệnh tim ở con người bởi nó có chứa nhiều hợp chất hữu ích, đặc biệt là chất xơ.

Cũng theo nghiên cứu trên thì không phải tất cả các loại gạo đều có hàm lượng dưỡng chất giống nhau, trong đó gạo nâu có nhiều dưỡng chất hữu ích nhất, làm giảm huyết áp và hạn chế nguy cơ tắc thành mạch máu thông qua những hợp chất có trên lớp vỏ mô bám xung quanh hạt gạo, tác dụng tấn công lại angiotensin II, thủ phạm làm tăng bệnh cao huyết áp và tắc thành mạch máu. Lớp mô này nằm ở giữa lõi và vỏ màu nâu bên ngoài của hạt gạo. Trường hợp sát, giã kỹ sẽ mất đi lớp vỏ tốt nói trên, vì lợi ích này mà người ta khuyến cáo nên ăn nhiều gạo nâu, gạo giã dối, hoặc ít qua chế biến sẽ có lợi hơn cả.

2. Khám phá tập hợp gen giúp côn trùng mọc đầu và phát triển não mới

Nhóm chuyên gia ĐH Nottingham (Anh) vừa kết thúc một nghiên cứu ở loài côn trùng Planarian, theo đó, người ta đã cắt đầu của nó nhưng chỉ sau một ngày đầu mới lại mọc trở lại như cũ. Mục đích của nghiên cứu này là giúp khoa học tìm ra phương pháp điều trị các bộ phận trên cơ thể con người khi bị tổn thương hoặc tạo ra các mô mới để phục vụ cho việc chữa bệnh. Phát hiện trên vừa được đăng tải trên tạp chí y khoa PLos Genetics số cuối tháng 4/2010.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy loài côn trùng này có các tế bào gốc trưởng thành, có khả năng phân chia liên tục và có thể thay thế tất cả những loại tế bào mà côn trùng thiếu hụt, đặc biệt các nhà khoa học còn phát hiện ra một loạt các gen tham gia vào quá trình nói trên giúp cơ thể chúng tạo ra những bộ phận không khác gì bộ phận nguyên thủy, kể cả đầu, não và mồm miệng.

3. Tìm ra giống lúa mì cao sản chịu mặn

Nhóm các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu cây trồng CSIRD, ĐH Adelaide, Trung tâm di truyền và Tổ chức nghiên cứu phát triển các loại ngũ cốc dạng hạt của Australia mới đây đã hoàn tất một nghiên cứu, lai tạo thành công một giống lúa mì cao sản có khả năng chịu mặn và cho năng suất cao hơn tới 25% so với giống lúa bố mẹ khi được canh tác trên các chân ruộng mặn.

Để tạo ra giống lúa này nhóm đề tài đã cách ly được 2 gen chịu mặn có tên là Nax1 và Nax2 từ giống lúa mì cổ có tên là Triticum Monococcum. Hai gen trên làm nhiệm vụ khử natri gây độc cho lúa thông qua hạn chế quá trình lưu hóa natri từ gốc lên chồi và qua phương pháp lai tạo truyền thống, bổ sung thêm các chất tạo phân tử, các nhà khoa học đã tạo được các gen loại muối, sau đó đưa vào cho dòng lúa mì mới. Đây là nghiên cứu được xem là đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, mở ra triển vọng mới trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai.

4. Australia lai tạo thành công giống đậu nành được người Nhật ưa thích

Đó là giống đậu nành có tên là Bunya do Trung tâm nghiên cứu cây trồng CSIRO của Australia tạo ra từ một giống đậu tương cổ điển của người Nhật. Đậu Bunya có mùi thơm đặc trưng, có các thành phần dưỡng chất rất hữu ích để giúp người Nhật tạo ra món ăn truyền thống như đậu phụ, sữa đậu nành hay món edamame được người Nhật rất ưa thích, hoặc dùng để sản xuất tương, nước chấm. Ngoài ra Bunya còn cho sản lượng cao, dễ canh tác và chịu được sâu bệnh, có hạt to, mẩy đều và phù hợp những nơi có điều kiện canh tác khắc nghiệt. 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm