| Hotline: 0983.970.780

Thông tin khoa học mới

Thứ Năm 13/05/2010 , 10:44 (GMT+7)

1. Gạo nâu có tác dụng bảo vệ tim mạch

Các chuyên gia ĐH y khoa Temple, Philadelphia Mỹ vừa kết thúc một nghiên cứu và phát hiện thấy gạo nâu hay còn gọi là gạo lức có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm bệnh tim ở con người bởi nó có chứa nhiều hợp chất hữu ích, đặc biệt là chất xơ.

Cũng theo nghiên cứu trên thì không phải tất cả các loại gạo đều có hàm lượng dưỡng chất giống nhau, trong đó gạo nâu có nhiều dưỡng chất hữu ích nhất, làm giảm huyết áp và hạn chế nguy cơ tắc thành mạch máu thông qua những hợp chất có trên lớp vỏ mô bám xung quanh hạt gạo, tác dụng tấn công lại angiotensin II, thủ phạm làm tăng bệnh cao huyết áp và tắc thành mạch máu. Lớp mô này nằm ở giữa lõi và vỏ màu nâu bên ngoài của hạt gạo. Trường hợp sát, giã kỹ sẽ mất đi lớp vỏ tốt nói trên, vì lợi ích này mà người ta khuyến cáo nên ăn nhiều gạo nâu, gạo giã dối, hoặc ít qua chế biến sẽ có lợi hơn cả.

2. Khám phá tập hợp gen giúp côn trùng mọc đầu và phát triển não mới

Nhóm chuyên gia ĐH Nottingham (Anh) vừa kết thúc một nghiên cứu ở loài côn trùng Planarian, theo đó, người ta đã cắt đầu của nó nhưng chỉ sau một ngày đầu mới lại mọc trở lại như cũ. Mục đích của nghiên cứu này là giúp khoa học tìm ra phương pháp điều trị các bộ phận trên cơ thể con người khi bị tổn thương hoặc tạo ra các mô mới để phục vụ cho việc chữa bệnh. Phát hiện trên vừa được đăng tải trên tạp chí y khoa PLos Genetics số cuối tháng 4/2010.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy loài côn trùng này có các tế bào gốc trưởng thành, có khả năng phân chia liên tục và có thể thay thế tất cả những loại tế bào mà côn trùng thiếu hụt, đặc biệt các nhà khoa học còn phát hiện ra một loạt các gen tham gia vào quá trình nói trên giúp cơ thể chúng tạo ra những bộ phận không khác gì bộ phận nguyên thủy, kể cả đầu, não và mồm miệng.

3. Tìm ra giống lúa mì cao sản chịu mặn

Nhóm các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu cây trồng CSIRD, ĐH Adelaide, Trung tâm di truyền và Tổ chức nghiên cứu phát triển các loại ngũ cốc dạng hạt của Australia mới đây đã hoàn tất một nghiên cứu, lai tạo thành công một giống lúa mì cao sản có khả năng chịu mặn và cho năng suất cao hơn tới 25% so với giống lúa bố mẹ khi được canh tác trên các chân ruộng mặn.

Để tạo ra giống lúa này nhóm đề tài đã cách ly được 2 gen chịu mặn có tên là Nax1 và Nax2 từ giống lúa mì cổ có tên là Triticum Monococcum. Hai gen trên làm nhiệm vụ khử natri gây độc cho lúa thông qua hạn chế quá trình lưu hóa natri từ gốc lên chồi và qua phương pháp lai tạo truyền thống, bổ sung thêm các chất tạo phân tử, các nhà khoa học đã tạo được các gen loại muối, sau đó đưa vào cho dòng lúa mì mới. Đây là nghiên cứu được xem là đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, mở ra triển vọng mới trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai.

4. Australia lai tạo thành công giống đậu nành được người Nhật ưa thích

Đó là giống đậu nành có tên là Bunya do Trung tâm nghiên cứu cây trồng CSIRO của Australia tạo ra từ một giống đậu tương cổ điển của người Nhật. Đậu Bunya có mùi thơm đặc trưng, có các thành phần dưỡng chất rất hữu ích để giúp người Nhật tạo ra món ăn truyền thống như đậu phụ, sữa đậu nành hay món edamame được người Nhật rất ưa thích, hoặc dùng để sản xuất tương, nước chấm. Ngoài ra Bunya còn cho sản lượng cao, dễ canh tác và chịu được sâu bệnh, có hạt to, mẩy đều và phù hợp những nơi có điều kiện canh tác khắc nghiệt. 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.