| Hotline: 0983.970.780

Thủ khoa quê nghèo

Thứ Hai 06/08/2012 , 11:40 (GMT+7)

Từng mê xem bóng đá đến quên ăn, quên ngủ nhưng kỳ thi ĐH vừa qua, Nguyễn Nhật Thành (SN 1994), học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh đã đỗ thủ khoa ĐH Xây dựng Hà Nội với 28 điểm (Toán 9, Lý 9,25, Hóa 9,5).

Từng mê xem bóng đá đến quên ăn, quên ngủ nhưng kỳ thi ĐH vừa qua, Nguyễn Nhật Thành (SN 1994), học sinh lớp 12 Toán 2, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh đã đỗ thủ khoa ĐH Xây dựng Hà Nội với 28 điểm (Toán 9, Lý 9,25, Hóa 9,5).

Men theo con đường làng ngoằn ngoèo rải bê tông phẳng lỳ nhờ chương trình xây dựng NTM, chúng tôi tìm về xóm 3, xã Khánh Lộc, Can Lộc. Suốt đường đi hỏi thăm từ người già tới trẻ nhỏ ai cũng biết thủ khoa Thành. Khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về cuộc sống của em, các ông bố bà mẹ kể về Thành như chính đứa con của mình.

Chúng tôi tới nhà Thành khi cậu chỉ mới "hồi sức" sau chuyến vào Sài Gòn thăm người thân trở về. Ngôi nhà cấp 4 bố mẹ cậu vay mượn xây được cách đây mấy năm hôm nay nhộn nhịp hẳn lên bởi hàng xóm láng giềng đến chúc mừng tân thủ khoa và gia đình. Nhìn bề ngoài Thành có vẻ yếu ớt, rất thư sinh nhưng khi trò chuyện mới biết cậu là một thủ khoa có nghị lực phi thường.

Thành sinh ra trong một gia đình bần nông, bố mẹ cậu ngày ngày làm ruộng, nấu rượu, chăn nuôi chắt bóp từng đồng để nuôi ba anh em ăn học. Vì là con trai đầu nên gần như tất cả tiền của, công lao bố mẹ đều dồn cho Thành hết. Thấu hiểu được những vất vả của bố mẹ cộng với tố chất thông minh nên ngay từ nhỏ Thành đã lập trình cho mình cách sống, học tập theo một nguyên tắc nhất định.

“Thằng ni nó ngoan và hiền lắm, từ bé tới lớn chưa bao giờ khiến vợ chồng tui phiền lòng. Trong học tập, chỉ dạy các em học hành cũng như phụ giúp việc nhà cho bố mẹ, tui rất yên tâm khi giao cho nó. Vừa rồi biết con thi đỗ thủ khoa trong lòng tui vui sướng, tự hào về cháu nhiều lắm”, chị Mai Thị Hoa (mẹ Thành) không giấu được cảm xúc của mình.

“Chứng kiến sự phát triển, đổi mới của quê hương, đất nước nên em muốn trở thành một kỹ sư xây dựng xuất sắc để được đến mọi miền Tổ quốc góp một phần nhỏ công sức của mình xây những tòa nhà cao tầng phục vụ nhân dân và đất nước”, tân thủ khoa khao khát.

Anh Mai Xuân Quảng, bố Thành nói: “Khi đưa con đi thi về nghe nó bảo làm bài được tôi cũng chỉ nghĩ nó sẽ thi đỗ, nhưng lúc nó thông báo đỗ thủ khoa quả thật tôi không ngờ tới. Cả gia đình tôi như vỡ oà trong niềm vui chị ạ”.

Nói về phương pháp học tập của mình, Thành chia sẻ: "Theo em để học giỏi môn gì cần phải có niềm đam mê và chăm học. Riêng đối với các môn tự nhiên phải có thêm tư duy suy luận; đồng thời nắm chắc kiến thức sách giáo khoa, đọc nhiều, làm bài tập nhiều các loại sách tham khảo, khi có bài toán hay, cách giải nhanh cần ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ, thỉnh thoảng lấy ra đọc lại thì sẽ nhớ rất kỹ.

Một ngày ngoài giờ lên lớp, buổi tối em bắt đầu học từ 20h đến khoảng 1h sáng hôm sau. Khi học em bố trí nghỉ giải lao bằng cách xem bóng đá hoặc nghe nhạc giữa các môn học để tránh áp lực. Nhưng nhiều lần vì quá mê xem bóng đá em quên luôn cả học và ngủ”.

Thủ khoa Thành cũng khẳng định việc mình có được kết quả học tập như hiện nay là nhờ công lao to lớn của bố mẹ và anh em họ hàng. Suốt 3 năm học cấp 3, hàng tháng đạp xe hơn 20 cây số trên chiếc xe cũ nát được mua từ thời học cấp 2, Thành trở lại trường học với gạo, với rau xanh và 300 ngàn đồng bố mẹ cho để chi tiêu hàng ngày.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm