| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm biến đổi gen, sắp đến hồi khai cuộc

Thứ Tư 11/05/2011 , 10:26 (GMT+7)

NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Văn Toản, nguyên Chánh Văn phòng Chương trình công nghệ sinh học Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT về cây trồng biến đổi gen.

TS Phạm Văn Toản, nguyên Chánh Văn phòng Chương trình công nghệ sinh học Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT

Liên quan đến những bước đi được cho là quá thận trọng, thậm chí chậm trễ của VN trong việc ứng dụng sinh vật biến đổi gen, NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Văn Toản, nguyên Chánh Văn phòng Chương trình công nghệ sinh học Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT...

Nhiều người đang rất sốt ruột chuyện VN chậm cho trồng cây biến đổi gen trên diện rộng, là một người trong cuộc, ông thấy thế nào?

Tôi có thể khẳng định Bộ NN-PTNT gần như đã làm một cách sốt sắng, hết sức có thể chuyện này. Hiện chúng ta đã khảo nghiệm diện hẹp được hai vụ và khảo nghiệm diện rộng đang làm ở Vĩnh Phúc, Sơn La, Tây Nguyên… với 3 Cty tham gia, mỗi đơn vị khoảng 1 ha ở 1 điểm. Dự kiến tới tháng 7, lúc thu hoạch, Bộ NN-PTNT sẽ hoàn thành nhiệm vụ của phía mình.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở toàn bộ dữ liệu, hồ sơ của Bộ NN-PTNT gửi sang sẽ thành lập Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia để xem xét, đánh giá rủi ro, cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với đa dạng sinh học và môi trường. Chỉ khi có chứng nhận đó chúng ta mới có thể đem cây trồng sinh học ra sản xuất ở diện rộng. Quả bóng sắp được chuyền sang Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng tôi được biết Hội đồng an toàn sinh học đến giờ vẫn chưa được thành lập, chưa có gì cả nên nếu trong tháng 7 mọi thủ tục khảo nghiệm xong, may ra cuối năm Hội đồng này mới được lập.

Chiểu theo nghị định quy định trong vòng tối đa 180 ngày, Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ của Bộ NN-PTNT sẽ cấp giấy chứng nhận. Do đó nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia tích cực thì đầu năm 2012 cây trồng biến đổi gen mới được phép ra diện rộng, còn chậm thì phải cuối năm 2012.

Nhà doanh nghiệp hiện đang rất xót của khi chứng kiến những sản phẩm mà cả thế giới đang dùng phổ biến và được coi là tiến bộ của nhân loại ở VN khi khảo nghiệm xong vẫn phải chôn hủy?

Đúng là có chuyện đó nhưng đã luật thì phải theo thôi. Liên quan đến việc sử dụng sản phẩm biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi, tôi đã viết dự thảo, hiện đang chỉnh sửa, chỉ tuần sau là xong để gửi lên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường hoàn thiện. Dự thảo đó sẽ được chuyển sang Phòng Cải cách Hành chính của Bộ NN-PTNT kiểm tra, có thể chỉ trong tháng 5 này là ban hành.

Với thực phẩm biến đổi gen, lĩnh vực này trước vẫn thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. Bộ Y tế từ khi có quyết định 212 năm 2005, được phân công trách nhiệm liên quan đến thực phẩm có nguồn gốc sinh vật biến đổi gen nhưng đến giờ đã 6 năm chẳng triển khai, động thủ, hướng dẫn gì cả. Vừa rồi Quốc hội ban hành Luật An toàn thực phẩm, Luật này sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2011. Theo đó, Bộ NN-PTNT sẽ chịu trách nhiệm luôn việc quản lý mảng thực phẩm biến đổi gen. Chúng ta đang chờ nghị định rồi hướng dẫn sau nghị định cho Luật này từ đó Bộ mới ban hành thông tư để hiện thực hóa nó.

Quả thực hành lang pháp lý luôn đi chậm hơn so với nhu cầu của đời sống. Theo tôi tốt nhất nên dồn vào một đầu mối, một Bộ làm mới nhanh chứ vài Bộ cùng làm vừa chậm vừa khó đồng bộ. Muốn vậy phải thay đổi cả nghị định của Chính phủ.

Đấy là SX trong nước, còn những sản phẩm biến đổi gen nhập khẩu thì sao? Hiện có bị rào cản nào không?

Thông tư số 23 của Bộ NN-PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đã có những cơ chế khá thoáng. Đối với TBKT công nghệ sinh học đăng ký là giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật đã nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại VN có chứa sự kiện chuyển gen đã được cấp giấy chứng nhận an toàn hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi được công nhận đặc cách trong thời gian 5 ngày từ lúc nhận hồ sơ.

Về khía cạnh thức ăn chăn nuôi cũng như thực phẩm biến đổi gen có nguồn gốc nhập khẩu theo nghị định 69, hễ 5 nước công nhận loại đó thì VN sẽ tự động công nhận. Vậy là tháng 7 tới khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, chúng ta sẽ có thể nhập đường đường chính chính thực phẩm biến đổi gen về. Doanh nghiệp nhập phải gửi hồ sơ đăng ký xác nhận sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm đi kèm báo cáo đánh giá rủi ro, danh sách hồ sơ 5 nước công nhận gửi cho Bộ NN-PTNT. Trên cơ sở đó Bộ sẽ thành lập Hội đồng an toàn để đánh giá và chứng nhận, thời gian tối đa là 30 ngày nếu hợp lệ.

Đối với sản phẩm biến đổi gen nguồn gốc trong nước thì hơi khác. Những sản phẩm này trước đây vẫn phải hủy sau khi khảo nghiệm, giờ khi được Hội đồng của Bộ công nhận, sẽ dành làm thức ăn chăn nuôi. Còn chuyện nó có được làm thực phẩm cho người hay không vẫn phải chờ sau tháng 7.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm