| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Bất lực nhìn nghêu chết

Thứ Tư 31/03/2010 , 09:55 (GMT+7)

Gần đây, các chủ sân nghêu ở Gò Công đứng ngồi không yên vì nghêu chết tăng hàng ngày. Hàng tỷ đồng đổ xuống sân nghêu gần như mất trắng...

* Có nơi chết 70%; Thiệt hại  khoảng 60 tỉ đồng

Gần đây, các chủ sân nghêu ở Gò Công đứng ngồi không yên vì nghêu chết tăng hàng ngày. Hàng tỷ đồng đổ xuống sân nghêu gần như mất trắng. Nợ vay ngân hàng chưa biết phải xoay trở thế nào, trong khi mà các ngành chức năng và các nhà khoa học chưa có biện pháp ngăn chặn tình trạng nghêu chết.

Hiện nay, Tân Thành (Gò Công Đông) là xã có diện tích nuôi nghêu lớn nhất tỉnh- không khí vụ mùa hết sức ảm đạm, cảnh thu hoạch khẩn trương, mua bán tấp nập không còn diễn ra, thay vào đó là những nỗi lo âu hiện trên khuôn mặt của hàng trăm hộ nuôi nghêu.

Chú Võ Văn Mánh, ấp Cây Bàng- xã Tân Thành cho biết: “Khoảng 3- 4 tháng trước, nghêu bắt đầu chết nhiều ở nhiều ở huyện Cần Giờ (TPHCM). Cách đây gần 1 tháng, bắt đầu xuất hiện nghêu chết ở Cồn ông Liễu. Giờ đến lượt khu vực Tân Thành. Trải dài từ cồn ông Liễu đến ấp Cây Bàng gần như sân nghêu nào cũng có tình trạng nghêu chết hàng loạt. Tôi chỉ có 17 ha, chỉ thả nuôi mới được vài tháng đến nay bị chết gần hết”. Theo chú Mánh, không có năm nào nghêu chết nhiều như năm nay. Đến thời điểm này, vốn đầu tư và công lao động nhà chú mất toi khoảng 2 tỷ đồng.

Băn khoăn của chú Mánh cũng là nỗi lo lắng của gần 200 hộ nuôi nghêu thương phẩm trên diện tích hơn 1.000 ha ở xã Tân Thành. Anh Nguyễn Phi Quân- cán bộ phụ trách khuyến ngư xã Tân Thành than thở: “Thật xót xa khi tận mắt thấy vỏ nghêu chết nổi đầy các sân nghêu. Mùi hôi thối từ đây nồng nặc bốc lên. Hiện nay, chưa có cách nào khắc phục tình trạng này, bởi tất cả diện tích nuôi nghêu ở xã đều bị chết nên không thể di dời được. Do đó, chắc chắn sẽ lây nhiễm sang số diện tích nuôi nghêu còn sống sót lại vốn đã rất ít ỏi".

Hiện đã có một số sân nghêu đã bắt đầu vào giai đoạn thu hoạch nhưng khổ nỗi, do hiện tượng nghêu chết hàng loạt nên thương lái đã quay mặt với ngư dân- không thu mua. Nhà anh Quân cũng có thả nuôi trên diện tích 3 ha, tiền đầu tư, công thuê chăm sóc đã lên đến gần 400 triệu đồng. Theo quan sát, sân nghêu đã bị chết với tỷ lệ 50% và còn đang tiếp tục chết, anh kêu lái đến mua giải nguy nhưng cũng không ai đến.

Ông Phạm Văn Kịp- Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết, toàn xã Tân Thành có 1.400 ha nghêu, trong đó có 350 ha nghêu giống tập trung ở cồn Ông Mão, chiến hơn 2/3 diện tích nuôi nghêu thương phẩm trong huyện. Nghêu bắt đầu chết khoảng hơn 3 tuần nay, đến thời điểm này tỷ lệ chết đã lên đến hơn 70% trên tất cả các diện tích thả nuôi và khu vực nghêu giống. Do đó, dân nuôi nghêu ở đây đang hoang mang cao độ vì mức độ thiệt hại quá lớn. Nếu không có giải pháp cứu vãn kịp thời thì các sân nghêu này sẽ mất trắng.

Tù mù nguyên nhân

Các chủ sân nghêu cho rằng, do gió chướng mạnh, độ mặn của nước tại bãi nghêu hiện rất cao đến 30g/l, cộng với những ngày qua nắng nóng nên nghêu bị sốc không chịu nổi. Tuy nhiên, ý kiến này chưa đúng vì hiện tượng nghêu chết hàng loạt năm nay rất lạ. Theo quy luật tự nhiên hàng năm thì vào tháng 8-10, nghêu chết do ảnh hưởng của phù sa đổ dồn từ sông cửa tiểu ra đây, gây bồi lắng bùn. Còn năm nay, thời điểm này không có một giọt bùn mà nghêu thì vẫn chết- chú Võ Văn Mánh phản ảnh.

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang thì nhóm diện tích thiệt hại 5 -10% nằm ở khu vực BQL Cồn Bãi khoảng với diện tích 350 ha, cỡ nghêu 60 – 70 con/kg (ước thiệt hại khoảng 269,2 tấn). Nhóm diện tích thiệt hại 20-30% trở lên thuộc khu vực từ sân Chín Nhịn đến giáp ranh khu vực Cồn Bãi khoảng 750 ha, cỡ nghêu 50 – 70 con/kg (ước thiệt hại khoảng 1.875 tấn). Nhóm diện tích thiệt hại trên 80% thuộc khu vực từ đài Rada lên đến sân của ông Chín Nhịn khoảng 150 ha (ước thiệt hại trên 1.000 tấn). Đến nay, thì tổng thiệt hại ước khoảng 3.144,2 tấn, với giá nghêu thương phẩm trung bình 19.000 đồng/kg thì người nuôi đã thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng.

Theo bà Phạm Thị Sum, chủ cơ sở sơ chế nghêu cung cấp cho các Cty XK lớn nhất ở Gò Công, cho biết: “Nghêu là mặt hàng thủy sản cao cấp, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và có giá trị cao. Nếu như tình trạng nghêu chết, lan rộng sang các vùng khác thì chắn chắc các DNXK sẽ không hoàn thành hợp đồng. Bản thân cơ sở của tôi cũng không thể thực hiện đúng hợp đồng cung cấp nguyên liệu sơ chế cho các DNXK đã ký kết hồi đầu năm”.

Với tình hình hiện nay, trong khi chờ biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục, người nuôi nghêu đang đối mặt với rất nhiều khó khăn vì hầu hết họ đều vay vốn ngân hàng.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm