| Hotline: 0983.970.780

"Tôi mà không yên thì các trường cũng không yên"

Thứ Hai 21/02/2011 , 08:30 (GMT+7)

Rất nhiều người ấn tượng với câu nói tưởng chừng hài hước này của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận...

Rất nhiều người ấn tượng với câu nói tưởng chừng hài hước này của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tại Hội nghị thi và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 mới diễn ra tại Hà Nội.

Song, câu nói đó khiến nhiều trường phải nhìn lại mình để chấn chỉnh công tác thi cử năm nay cho thật tốt, thật nghiêm túc và tránh gây khó dễ cho thí sinh dự thi. Bộ trưởng cũng yêu cầu bộ phận dưới quyền chỉ khái quát mà không “cầm tay chỉ việc” cho các trường trong mùa thi tuyển sinh này.

Tăng cường công tác hậu kiểm

Cũng theo chỉ đạo của người đứng đầu ngành giáo dục, đối với các trường thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ phải giải quyết nhu cầu đặc thù liên quan đến cử tuyển. Phần tuyển sinh cử tuyển Bộ sẽ giao riêng, không liên quan đến chỉ tiêu tuyển sinh, làm thế nào để chỉ tiêu cử tuyển đủ về số lượng nhưng cũng đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Riêng đối với tuyển sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, Bộ mong muốn các trường triển khai trên tinh thần công khai, không nên hạn chế cơ hội của thí sinh, càng công khai được thì tiêu cực càng giảm. Thời gian xét tuyển cũng không nên cứng quá để tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường. Đặc biệt năm thi này, với các thí sinh là người nước ngoài, Bộ GD-ĐT không quy định cứng là không thi mà giao cho hiệu trưởng các trường quyết định. Bên cạnh đó việc xử phạt với những trường gửi giấy gọi nhập học đối với những thí sinh không đăng ký dự thi vào trường sẽ siết chặt hơn. Đồng thời sẽ tăng cường công tác hậu kiểm và nhấn mạnh hơn công tác khen thưởng đối với các trường thực hiện tốt quy chế. Thí sinh là người khuyết tật cũng nên bổ sung vào quy chế ngay trong năm tới. “Bộ không xử lý 2 lần một lỗi nhưng vẫn xử lý lỗi cũ của những năm trước đó” - Bộ trưởng nói.

Bốn điểm mới

Mới về Bộ GD-ĐT chưa được bao lâu nhưng nhiều người lại ấn tượng với Thứ trưởng Bùi Văn Ga bởi ông là người luôn thích nói thẳng vào những vấn đề nhiều thí sinh quan tâm. Đặc biệt tại Hội nghị này, bài phát biểu của ông rất ngắn về thành tích nhưng lại khá dài về những “hạn chế” của ngành giáo dục trong kỳ thi tuyển sinh năm ngoái để thừa nhận rằng, ngành giáo dục vẫn chưa hoàn thiện và vẫn cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng.

Để mùa thi này diễn ra trong an toàn, tránh sai sót, Thứ trưởng Ga vào đề bằng khẳng định: vẫn giữ  phương án thi 3 chung như mọi năm. Tuy nhiên, năm nay có bốn điểm mới mà thí sinh và các bậc phụ huynh cần quan tâm. Đó là đối tượng tuyển sinh có thêm thí sinh có quốc tịch nước ngoài không phải dự thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam. Lúc này, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với kiểm tra kiến thức và trình độ tiếng Việt của thí sinh theo quy định của trường để xét tuyển. Bộ bổ sung chế tài xử lý với hình thức cảnh cáo đối với cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm một trong các lỗi như gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời hạn quy định; hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định; tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số. Bộ cũng thống nhất bỏ quy định “nộp hồ sơ trúng tuyển” khi thí sinh trúng tuyển nhập học.

Với thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, để hai ngày cuối của đợt nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo tuyến không trùng vào ngày thứ 7 và chủ nhật, dự kiến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi sẽ bắt đầu từ ngày 14/3/2011 đến hết ngày 14/4/2011 (nếu theo tuyến của Sở GD&ĐT) và từ ngày 15/4/2011 đến hết ngày 21/4/2011 (nếu theo tuyến của các trường ĐH, CĐ).

Riêng đối với tuyển sinh TCCN, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, sẽ tiếp tục phương thức xét tuyển, trừ các ngành đào tạo năng khiếu, trên cơ sở căn cứ kết quả học tập phổ thông hoặc kết quả thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ của thí sinh. Các trường có thể tổ chức xét tuyển nhiều đợt trong năm, tuyển sinh nhiều loại đối tượng theo quy định với những tiêu chí xét tuyển phù hợp để tuyển sinh theo chỉ tiêu đào tạo đã được phê duyệt của trường.

Trắc nghiệm và tự luận: Chưa thể gộp chung quy chế

Tiếp thu những chỉ đạo mới nói trên thế nhưng vẫn còn 20 trường có “băn khoăn”, nhất là vấn đề nên gộp chung quy chế thi trắc nghiệm và tự luận. Giám đốc ĐH Đà Nẵng, ông Trần Văn Nam đề nghị Bộ nên đưa tất cả những vấn đề liên quan đến môn thi trắc nghiệm vào bản hướng dẫn giống như môn thi tự luận chứ không tách riêng ra để tiện cho các trường trong việc tra cứu. Còn ông Đinh Sư Mạnh, Phó hiệu trưởng ĐH Hàng Hải thì cho rằng, quy chế thi trắc nghiệm chưa có khiến cho các trường rất vất vả và đề nghị Bộ ra quy chế này để tạo ra sự đồng bộ cho các trường. Hay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Nguyễn Văn Bản, Phó hiệu trưởng ĐH Đồng Tháp còn đề nghị Bộ nghiên cứu để thời gian biểu thi các môn tự luận và trắc nghiệm sao cho tương thích. Bởi đặc thù là vùng sông nước, nếu tại một địa điểm thi mà thời gian phát đề thi tự luận và trắc nghiệm lại khác nhau sẽ khiến các điểm thi gặp khó khăn. Ngoài ra, nhiều đại biểu còn cho rằng, Bộ nên có quy trình chặt chẽ hơn trong quá trình nhận hồ sơ hai nguyện vọng 2 và 3 bởi chưa đến hạn nộp hồ sơ NV2, NV3 nhưng một số phương tiện thông tin đại chúng đã công bố con số này của nhiều trường dẫn đến những sai sót. Vì vậy cũng làm cho nhiều thí sinh, phụ huynh lúng túng trong việc nộp hồ sơ. Trả lời ngay những thắc mắc trên, theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng cho biết, nếu gộp chung quy chế hai môn thi thì sẽ rất dầy, càng khiến cho giáo viên khó đọc. Trước mắt, kỳ thi này quy chế môn trắc nghiệm vẫn giữ nguyên dạng “tờ rơi”, năm sau Bộ sẽ xem xét lại việc này.

Box1: Cũng tại hội nghị, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, hiện có 25 nơi in sao đề ĐH, 10 nơi sao đề thi CĐ. Bộ đồng ý cho trường tổ chức thi ở vùng sâu, vùng xa có nguyện vọng nhận đề thi 1 lần nhưng phải đảm bảo với Bộ về tính an toàn, bảo mật của những đề thi đó. Ông cũng lưu ý, nếu thí sinh có nguyện vọng vào trường tại Hà Nội và Tp.HCM mà đang có hộ khẩu thường trú tại ba nhóm vùng là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam; 7 tỉnh ở Nam bộ, Tây Nguyên và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì có thể thi tại trường ở những vùng đó mà không phải lên tận Hà Nội hoặc Tp.HCM. Riêng thí sinh đi ôn thi ở địa phương khác, nếu chỗ đó có tổ chức thi cũng không phải về 1 trong 3 cụm trên để thi.

Box2: Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 14/3/2011 đến hết ngày 14/4/2011 (theo tuyến của Sở GD-ĐT) và từ ngày 15/4/2011 đến hết ngày 21/4/2011 (theo tuyến của các trường ĐH, CĐ). Trước ngày 14/3, Bộ GD-ĐT sẽ thông báo nội dung cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011”; “Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy”. Ngày 5 - 7/5, các Sở GD-ĐT bàn giao hồ sơ và lệ phí ĐKDT cho các trường ĐH, CĐ. Các Sở và các trường bàn giao lệ phí tuyển sinh cho Bộ GD-ĐT.

Từ ngày 30/5 đến ngày 5/6, các Sở GD-ĐT sẽ gửi giấy báo dự thi cho thí sinh.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm