| Hotline: 0983.970.780

Tôm lại chết hàng loạt

Thứ Hai 11/05/2015 , 09:23 (GMT+7)

Khoảng 1 tháng qua, người tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điêu đứng vì tôm “dính” dịch bệnh chết hàng loạt.

Về vùng nuôi tôm xã Hòa Hiệp Nam, đến đâu chúng tôi cũng chỉ nghe nông dân thở dài khi nói chuyện tôm. Không khí vụ nuôi tôm đợt 2 không tất bật. Nhiều ao đìa bỏ trống, chỉ lác đác bóng chủ hồ...

Ông Lê Văn Chính, Tổ trưởng Tổ nuôi tôm cộng đồng số 2 cho biết: “Vụ thả nuôi năm nay cả 20 hộ trong tổ đều thua lỗ vì tôm từ 20-40 ngày bị chết hàng loạt. Người lỗ ít nhất cũng vài chục triệu đồng, nhiều lên đến hàng trăm triệu.

Bây giờ các đìa tôm vắng hẳn, ra đó chẳng gặp họ đâu, bởi về hết rồi. Sở dĩ tôi ở đây là do vừa thả nuôi tôm VietGAP cho dự án...”.

Ông Chính dẫn tôi đến các đìa nuôi bị thiệt hại xung quanh khu vực ao nuôi nhà ông chừng vài trăm mét. Tại đây, các trại đều không có người. Hồ nuôi bỏ trống, các máy sục khí oxy đều tháo dỡ.

Liên lạc qua điện thoại với ông Trần Văn Lộc, một trong những hộ bị thiệt hại thì được biết, mặc dù gia đình ông đã cải tạo ao kỹ lưỡng, mua con giống chất lượng, nhưng nuôi từ 20 - 40 ngày thì tôm bỏ ăn rồi chết, gia đình ông trở tay không kịp.

Do tôm nuôi bị chết liên tiếp 2 đợt nên mấy ngày qua ông chán nản không muốn ra đìa nữa.

Qua 2 đợt thả nuôi gia đình ông Lộc bị thua lỗ gần 70 triệu đồng. Vụ nuôi đợt 1 gia đình ông thả 20 vạn giống trên 8.000 m2, nuôi được hơn 30 ngày thì tôm chết, thiệt hại hơn 40 triệu đồng.

Còn đợt 2 từ ngày 12/3 (âm lịch) ông thả 15 vạn giống, với giá đầu 90 đ/con như diện tích trên, nuôi được 35 ngày thì tôm cũng biểu hiện bỏ ăn rồi chết chìm dưới đáy, vớt lên phát hiện gan bị hoại tử.

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân tôm chết do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Bà con nên thận trọng thả nuôi, cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng, lựa chọn con giống và thức ăn đảm bảo; đồng thời duy trì mực nước trong ao từ 1,2 - 1,5m.

Tương tự, hộ anh Nguyễn Văn Khôi, người cùng thôn cũng thiệt hại hàng chục triệu đồng vì tôm chết hàng loạt.

Gặp chúng tôi, anh Khôi than vãn: “Thả tôm kiểu gì cũng chết, không biết do môi trường hay con giống. Năm trước tôi thả tôm nuôi mật độ dày nên thất bại. Vậy mà đợt này chỉ thả 10 vạn giống trên 7.000 m2 nhưng tôm vẫn chết. Hiện tôi không dám thả nuôi nữa”.

Thê thảm nhất là gia đình anh Trần Được thả nuôi 3 ao, cả vùng trên triều và dưới triều đều bị chết, tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Ao nuôi thiệt hại gần đây nhất khi ông thả 50 vạn giống. Nuôi được 2 tháng, nhưng do nhiều tôm chết và số còn lại chỉ cho thu hoạch được gần 2 tấn, kích cỡ 300 con/kg, bán với giá 40 ngàn đ/kg, sau khi trừ chi phí ông lỗ 80 triệu đồng. Hiện gia đình ông đang cải tạo lại ao đìa, xoay vốn tiếp tục thả nuôi để gỡ gạc vốn.

Ông Ngô Tận, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Nam cho biết: Toàn xã có 430 ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ đầu năm đến nay các hộ thả nuôi được 329 ha. Tuy nhiên qua 2 đợt thả nuôi tôm đều có biểu hiện chết; đặc biệt khoảng 1 tháng qua tôm nuôi có chiều hướng chết trên diện rộng.

Còn ông Phan Phú, cán bộ thú y xã Hòa Hiệp Nam cho rằng, việc hỗ trợ kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cho người nuôi tôm là rất khó, bởi họ vẫn có tâm lý giấu dịch. Khi tôm chết hàng loạt thì mới tá hỏa.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm