| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết nuôi tôm VietGAP

Thứ Hai 10/10/2016 , 14:40 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Trung tâm Khuyến nông 16 tỉnh ven biển Trung bộ và Nam bộ tham dự hội thảo tổng kết dự án “Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP” năm 2014 - 2016...

Hội thảo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Long An tổ chức.

10-41-54_nh-7-hoi-tho-voi-su-thm-gi-cu-16-trung-tm-khuyen-nong-ven-bien-cung-dong-do-b-con-nuoi-tom-c-nuoc
 

30 mô hình được thực hiện trên diện tích 64ha với 139 hộ tham gia tại 49 xã thuộc 16 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Tổng kinh phí là 16,5 tỷ đồng.

Mỗi hộ, cơ sở tham gia dự án được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn và vật tư thiết yếu. Theo thống kê, tham gia mô hình VietGAP có lãi từ 470 - 850 triệu đồng/ha với năng suất thu hoạch 11 - 12 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình 30%.

Tại Long An, từ năm 2015 - 2016, dự án “Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” được triển khai ở 10 hộ nuôi của 3 huyện Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành cho lợi nhuận bình quân từ 360 - 450 triệu đồng/ha, tăng từ 30 - 40% so với trước đây.

10-41-54_nh-1-nuoi-tom-theo-vietgp-giup-nong-dn-thu-li-tu-360-450-trieu
Nuôi tôm theo VietGAP lãi từ 360 - 450 triệu đồng/ha/vụ
 

Tuy nhiên, chia sẻ tại hội thảo, người nuôi tôm cho rằng, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP gặp nhiều khó khăn do phải ghi chép sổ sách, hạ tầng vùng nuôi còn yếu kém, diện tích nhỏ lẻ và chưa có sự rạch ròi giữa sản phẩm tôm VietGAP và tôm thông thường nên giá bán không cao. Điều này là trở ngại lớn cho việc mở rộng mô hình...

Qua hội thảo, các chuyên gia cũng nhận định áp dụng quy trình VietGAP vào nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao, hạn chế được tình hình dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch, an toàn phục vụ được thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời con tôm chứng nhận VietGAP nông dân được bán giá cao hơn bình thường.

10-41-54_nh-2-su-hon-60-ngy-th-nuoi-tom-dt-trong-luong-50-con-1-kg
Sau hơn 60 ngày thả nuôi, tôm đạt trọng lượng 50 con/kg
 

Theo Th.S Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trong bối cảnh người nuôi tôm chịu nhiều rủi ro do dịch bệnh, thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe thì việc tuân thủ quy trình sản xuất sạch, an toàn tiêu chuẩn VietGAP là tất yếu, cần được nhân rộng.

Trong thời gian tới, trung tâm sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT cấp kinh phí xây dựng mô hình nuôi tôm VietGAP, giảm bớt một số tiêu chí trong sản xuất mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Trung tâm Khuyến nông các tỉnh cần thực hiện tốt mô hình và nhân rộng, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Nông dân cần liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã, không nuôi manh mún, nhỏ lẻ…

10-41-54_nh-6-b-dinh-thi-phuong-khnh-pho-gd-so-nnptnt-long-n

"Qua việc thực hiện các mô hình thí điểm tại Long An cho thấy nông dân vẫn còn bối rối khi thực hiện việc nhật ký ruộng đồng. Bộ tiêu chí mới khá khắt khe so với quy mô nông hộ hiện nay. Thị trường tiêu thụ tôm VietGAP vẫn chưa rạch ròi, việc khuyến khích nhân rộng mô hình vẫn chưa đạt hiệu quả tối đa", bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở NN-PTNT Long An chia sẻ.

10-41-54_nh-5-ong-trn-dinh-lun-pho-gd-so-nnptnt-soc-trng

"Đối với người nuôi tôm, chọn được con giống tốt là quyết định được 50% thành công. Tuy nhiên, nông dân thường tìm tới các đại lý không có uy tín, không kiểm soát được chất lượng giống. Nuôi tôm theo VietGAP cần chú trọng liên kết nhóm, liên hệ trực tiếp với các công ty giống uy tín để mua giống với số lượng lớn…:, ông Trần Đình Luân, PGĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng nói.

10-41-54_nh-3-thc-si-phm-phu-hung-pho-gd-trung-tm-khuyen-nong-long-n

"Tại Sóc Trăng, người nuôi tôm VietGAP được DN thu mua với giá cao hơn thị trường từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Còn ở Long An diện tích tôm VietGAP còn hạn chế, việc liên kết còn lỏng lẻo, nên giá bán tôm sạch vẫn như giá chợ. Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Long An hỗ trợ nông dân thành lập các tổ liên kết, kết nối tiêu thụ…", Th.S Phạm Phú Hùng, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Long An.


10-41-54_nh-4-nong-dn-nguyen-huu-ti-huyen-chu-thnh-long-n

Việc áp dụng nuôi tôm VietGAP giúp nông dân kiểm soát tốt được chất lượng nguồn nước, dịch bệnh, hạn chế rủi ro, quan trọng hơn là tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nông dân chúng tôi đều đồng tình và sẽ thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, với trên 100 tiêu chí đang là trở ngại lớn, bởi đa phần nông dân chỉ nuôi theo hình thức nông hộ, quy mô nhỏ, một số tiêu chí không cần thiết có thể lượt bỏ hoặc giảm bớt…", nông dân Nguyễn Hữu Tài ở huyện Châu Thành, Long An.

 

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Ra mắt bộ giống chè mới và giải pháp canh tác chè bền vững

PHÚ THỌ Bộ giống chè mới và các kỹ thuật canh tác chè đã được giới thiệu tại Diễn đàn 'Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao' tổ chức sáng 5/11.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.