| Hotline: 0983.970.780

Trả lương quá thấp, DN thiếu nhân lực chất lượng

Thứ Sáu 07/10/2011 , 10:54 (GMT+7)

Khảo sát mới đây tại TP.HCM cho thấy, mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động.

DN đang thiếu lao động chất lượng cao
Khảo sát mới đây tại TP.HCM cho thấy, mức lương của nhà tuyển dụng hiện nay trả thấp hơn từ 30 – 40% so với yêu cầu người lao động. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề cung - cầu lao động ngày càng có khoảng cách lớn.

Rất nhiều nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM đang than thở về tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là khối lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều khu công nghiệp ở miền Bắc.

Tuy nhiên, ngành lao động cung cấp số liệu từ điều tra của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy, trên 50% số người lao động có trình độ đại học, có một năm kinh nghiệm trở lên, có chuyên môn, tay nghề đều yêu cầu mức lương là 5 triệu đồng/tháng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chỉ trả bình quân 3 triệu đồng/tháng.

Đối với lao động phổ thông, sơ cấp nghề, mức lương mong muốn tìm việc làm từ 2- 3 triệu đồng/tháng, trong mức lương rao tuyển mà doanh nghiệp đưa ra chỉ từ 1,5- 1,8 triệu đồng/tháng. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu hụt nhân lực và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng do cung và cầu lao động không thỏa mãn được điều kiện của nhau.

Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc hai đầu cung - cầu ngày càng có khoảng cách. Phía doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, còn người lao động vẫn có tỷ lệ thất nghiệp không nhỏ. Theo nhận định của chuyên gia, trước đây do thiếu thông tin về các chương trình tuyển dụng của doanh nghiệp nên nhiều người lao động không có nhiều lựa chọn đã chấp nhận làm việc ở những nơi trả lương thấp hơn so với yêu cầu.

 Tuy nhiên, trong vòng 1-2 năm trở lại đây, do đã biết tiếp cận nhiều kênh thông tin tuyển dụng việc làm khác nhau, nên người lao động đã có sự lựa chọn, so sánh giữa các nơi làm việc, đặc biệt là những người có trình độ, chuyên môn tốt. Làn sóng “Nam tiến” của lao động miền Bắc cũng đã chững lại, khiến cho nhiều khu công nghiệp phía Nam gặp không ít khó khăn trong vấn đề nhân công.

Nắm bắt được sự chuyển đổi trong xã hội, một số doanh nghiệp lớn đã chấp nhận tăng lương cho người lao động, nhưng cũng đưa ra đòi hỏi cao hơn về trình độ tay nghề.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất