| Hotline: 0983.970.780

Trang trại trên rừng

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:37 (GMT+7)

Nhắc đến tên Hùng Bút ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) một thời người ta nghĩ ngay đến trùm buôn gỗ. Thế rồi biệt danh ấy đã đi vào quên lãng.

Nhắc đến tên Hùng Bút ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) một thời người ta nghĩ ngay đến trùm buôn gỗ. Thế rồi biệt danh ấy đã đi vào quên lãng. Bởi Hùng Bút đã "mai danh ẩn tích", âm thầm khai phá đồi nương, trồng rừng kết hợp chăn nuôi để trả nợ rừng.

Bỏ phố lên rừng

Theo lời giới thiệu của anh Phan Xuân Yên, Giám đốc Trung tâm chuyển giao KH-CN huyện Hương Sơn, tôi lên thăm mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của anh Trần Viết Hùng (SN 1960) ở xã biên giới Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn. Anh đã làm nên kỳ tích trồng mới hàng trăm héc ta rừng kết hợp chăn nuôi hàng trăm con lợn rừng và các loại gia súc gia cầm khác.

Do đường vào trang trại cheo leo cách trở, tôi phải lội rừng mất gần nửa ngày mới tiếp cận được đại bản doanh của Hùng Bút. Quả đúng như lời giới thiệu ban đầu của anh Yên, trước mắt tôi là cả một rừng cây bản địa bao quanh trang trại. Tôi chợt nhớ câu thơ đã học thuộc lòng: "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...


Trang trại lợn rừng của anh Hùng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Không phải giới thiệu nhiều, Hùng kéo tay tôi dạo quanh đồi núi, vừa đi Hùng vừa giải nghĩa vì sao anh lại bỏ phố lên rừng. Hùng kể, đầu năm 2000, theo chủ trương của tỉnh, huyện kêu gọi người dân miền xuôi lên vùng núi xã Sơn Kim 2 xây dựng kinh tế mới.

Nhận được chủ trương này, anh làm đơn xin đảm nhận gần 1.000 ha rừng và đất lâm nghiệp. Sau khi được chính quyền chấp thuận, anh bắt đầu hợp tác với anh Đặng Quang Bảng, xóm Hà Chua, xã Sơn Tây cùng nhau vay tiền của ngân hàng để chung vốn mở đường lên núi làm trang trại.

“Thời bấy giờ, cả vùng rừng núi này toàn dây leo bụi rậm, muốn vào để mở đất buộc phải băng rừng, luồn lách qua gần 20 khe suối, ngày đêm sống chung với sên, vắt, muỗi. Vẫn còn đó dư âm nơi rừng thiêng, nước độc”, anh nhớ lại.

Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của người có máu làm ăn, sau khi mở xong 5 cây số đường rừng, anh bắt tay ngay vào công việc trồng cây, xây trang trại chăn nuôi trâu, bò. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, rồi anh cũng chắt chiu được lưng vốn kha khá.

Bàn tay làm nên tất cả

Có thêm vốn, anh tiếp tục phát quang thêm 200 ha đất rừng để trồng cây bản địa như dổi, lim, trám, vạng… và hơn 400 ha trồng keo lá tràm. Đến năm 2010, nhận thấy việc chăn nuôi trâu, bò sẽ ảnh hưởng đến vườn cây nên anh quyết định chuyển sang nuôi lợn rừng. “Nhận thấy thị trường tiêu thụ các món ăn đặc sản rừng ngày càng nhiều, trong khi thú rừng ngày càng ít, nên tôi quyết định nhân giống lợn rừng để cung cấp cho thị trường”, Hùng nói.

Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn:

“Đây là mô hình điển hình về phát triển kinh tế trang trại, góp phần làm giàu thêm vốn rừng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Chúng tôi khuyến khích các hộ gia đình đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình này, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mới thành công”.

Anh dồn vốn đầu tư 350 triệu đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên diện tích 30 ha rồi vào miền Nam chọn mua 4 con lợn F1 để nhân giống. Chỉ trong năm 2010 anh đã phát triển lên được hơn 20 con lợn giống và lợn thương phẩm. Cứ thế anh tiếp tục đầu tư tăng đàn, đến nay trang trại đã có 15 con nái đẻ và hơn 60 con lợn rừng thương phẩm.

Theo anh nhẩm tính, đến cuối năm nay nếu bán với giá bình quân 160.000 đ/kg thì ít nhất đàn lợn này cũng giúp anh thu về hơn 400 triệu đồng. “Nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần nuôi con khác. Đặc biệt, kỹ thuật nuôi không có gì khó, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần với thức ăn chủ yếu như cây chuối, ngô, dây khoai và một số củ quả là đủ”, anh chia sẻ.

Gần 10 năm nay trang trại này đã tạo việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân 5 triệu đ/người/tháng cho 20 lao động thường xuyên và hơn 80 lao động hợp đồng theo thời vụ. Hiện tại, 400 ha keo cũng vào vụ thu hoạch, nếu bán với giá hiện tại, bình quân 1 ha keo sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 40 triệu đồng. 200 ha cây bản địa đang sinh trưởng, phát triển tốt, bình quân đường kính thân cây từ 50-60 cm, cao 6-7 m.

Nếu tính sơ sơ, sau khoảng 12 năm nữa diện tích rừng này sẽ mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng... "Năm 2013 tôi đặt kế hoạch phát triển 50-70 con lợn rừng sinh sản, 250-300 lợn thương phẩm. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng rừng", anh Hùng nói.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm