| Hotline: 0983.970.780

Trông đợi gì ở Hội nghị Thượng đỉnh Trung-Hàn?

Thứ Tư 13/12/2017 , 11:05 (GMT+7)

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm nay sẽ bắt đầu chuyến công du Bắc Kinh kéo dài bốn ngày để thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về hàng loạt các vấn đề nổi cộm, trong đó đáng chú ý nhất là vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Tổng thống Moon Jae-in và  Chủ  tịch  Tập  Cận  Bình  bắt  tay nhau tại Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng (Việt Nam) hôm 11/11/2017

Theo báo chí hai nước, ngoài vấn đề tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đang được coi là gay cấn nhất, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế thì một vấn đề nữa cũng không kém nóng bỏng trong quan hệ song phương thời gian vừa qua là việc quân đội Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng vệ THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Hãng tin Yonhap tiết lộ, sau khi tới thủ đô Bắc Kinh ngày 13/12, hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc hội đàm thượng đỉnh song phương tại thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc vào thứ Năm (14/12). Theo giới quan sát, các lần gần nhất hai nhà lãnh đạo Đông Á gặp nhau là ở Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam hồi tháng 11 và trước đó là bên lề Hội nghị cấp cao G-20 tại Đức hồi tháng Bảy. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận, vấn đề leo thang hạt nhân và các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên sẽ vẫn là ưu tiên nhất trong cuộc gặp gỡ song phương lần này.

Theo Reuters, kể từ khi ông Moon vào Nhà Xanh hồi tháng 5/2017 đến nay, Bình Nhưỡng đã phóng thử tổng cộng 11 đợt tên lửa đạn đạo các loại cùng với tiến hành thử 6 vụ làm giàu hạt nhân, tính từ hôm 3/9. Theo đó, các hành động quân sự đơn phương của Triều Tiên đã đe dọa trực tiếp đến không chỉ quốc gia láng giềng Hàn Quốc mà còn cả Nhật Bản và Mỹ, khiến cộng đồng quốc tế lên án. Do đó, cuộc gặp gỡ lần này giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Hàn đang được phía Seoul đón đợi ở Bắc Kinh (từ lâu luôn được coi là có ảnh hưởng nhất đối với Triều Tiên-PV) sẽ có một hành động cụ thể hơn nữa để kiềm tỏa các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. Và để đổi lại, chắc chắn Seoul sẽ phải chấp nhận thay đổi cách tiếp cận cũng như cam kết các điều khoản mới với đối tác Bắc Kinh trong thời gian tới.

Hãng tin AFP cho biết, quan hệ Seoul-Bắc Kinh đã xuống đến mức thấp nhất sau khi Mỹ triển khai hệ thống tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Mãi cho tới hôm 31/10, trong một bản thông cáo chung hai bên mới thống nhất, bỏ qua vấn đề THAAD và bình thường hóa quan hệ song phương.

Trong diễn biến liên quan, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc loan báo sẽ có hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hàng đầu tháp tùng nhà lãnh đạo Moon Jae-in trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này như SK, Hanwha, Doosan, LS, Samsung, Hyundai Motor và LG. Theo đó, các hoạt động ký kết hợp tác được trông đợi nhất sẽ diễn ra vào ngày thứ Sáu (15/12) tại Trùng Khánh, thành phố trung tâm của Sáng kiến Một vành đai- Một con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Nga làm trung gian hòa giải hạt nhân Triều Tiên

Báo điện tử The Guardian.com  của Anh dẫn  lời các chuyên gia phân tích cho hay, việc cuối  tuần  trước Nga tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải để thiết lập các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay phần nào cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng đã suy giảm. Nhất là khi vấn đề hạt nhân Triều Tiên đang rơi vào bế tắc, các lệnh trừng phạt không còn tác dụng thì việc Bình Nhưỡng thông qua Moscow để “đánh tiếng” với Washington về việc sẵn sàng đàm phán khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chuyển thông điệp này tới người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson càng thể hiện rõ điều này. Nhiều nhà quan sát và  bình luận  quốc tế  cũng nhận  định  rằng, đây là dấu hiệu thể hiện Moscow đang tìm kiếm vai trò lớn hơn trong vấn đề hạt  nhân Triều Tiên.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất