| Hotline: 0983.970.780

Trừ bệnh nấm hại lúa

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:25 (GMT+7)

Do thành phần dinh dưỡng cao, lúa là cây trồng có đối tượng bệnh hại rất phong phú và đa dạng, trong đó các bệnh nấm là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất năng suất và phẩm chất lúa gạo...

Mô hình tổng quát quy trình phòng trừ bệnh hại lúa 3N + 2A

Do thành phần dinh dưỡng cao, lúa là cây trồng có đối tượng bệnh hại rất phong phú và đa dạng, trong đó các bệnh nấm là nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất năng suất và phẩm chất lúa gạo hiện nay ở nước ta.

Điển hình là các bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae), khô vằn (Rhizoctonia solani), tiêm hạch (Sclerotium oryzae), thối bẹ lúa (Sarocladium oryzae), đốm nâu (Curvularia sp.)..., bệnh đen lép hạt do một tập hợp nấm và vi khuẩn cùng gây hại trong nhiều năm qua đã gây ra những tổn thất lớn cho sản xuất lúa.

Đối với bệnh virus và bệnh vi khuẩn đến nay chưa có thuốc đặc trị trên thị trường ở nước ta, vì vậy tiền chi phí cho việc phòng trừ các bệnh hại trên cây lúa của người nông dân chủ yếu là tiền mua thuốc trừ nấm. Mặt khác một thực tại sản xuất cho thấy để phòng trừ được các bệnh nấm hại lúa, nông dân đã phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau (trong đó có không ít loại thuốc chất lượng kém), đồng thời để giữ năng suất lúa, không ít người đã tăng nồng độ thuốc, tăng liều lượng hoặc tăng số lần phun thuốc... dẫn đến hậu quả tai hại làm tăng chi phí sản xuất lúa song hiệu quả phòng trừ thấp, năng suất thấp, lợi nhuận thu không cao, đồng thời gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người sản xuất lúa và ngưòi tiêu dùng.

Hướng giải pháp tích cực là lựa chọn một quy trình làm giảm được chi phí thuốc, song vẫn phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại trên cây lúa có hiệu quả cao suốt cả vụ, đồng thời có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, phát triển, giúp tăng sức đề kháng của cây lúa, làm tăng khả năng chống chịu và tác động trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất, trong đó chủ yếu là góp phần làm tăng số bông (nhánh hữu hiệu)/khóm và số hạt (hạt chắc)/bông.

Để giúp người trồng lúa giải quyết các mục tiêu trên, chúng tôi xin giới thiệu Quy trình phòng trừ bệnh hại lúa 3N + 2A, tức là quy trình bảo vệ cây lúa không bị nấm hại suốt cả vụ chỉ với 3 lần phun thuốc Nativo 750 WG kết hợp với 2 lần phun thuốc Antracol 70WP của Công ty Bayer (Cộng hoà liên bang Đức). Đây là quy trình phòng trừ các bệnh nấm hại lúa có sự kết hợp hoàn hảo của 2 loại thuốc trên đã được thực hiện thành công trên nhiều địa phương ở các tỉnh phía Nam như Sóc Trăng, An Giang, Long An, Mỹ Tho, Tiền Giang... ở các vụ lúa năm 2009. Áp dụng quy trình này nhằm giúp cho người sản xuất phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại trên cây lúa, đặc biệt bệnh đạo ôn lá và cổ bông, bệnh vàng lá nghẹt rễ, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt... từ đầu đến cuối vụ. Đồng thời trực tiếp bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) dễ tiêu cho cây lúa, kích thích lúa phát triển xanh tốt, làm lá xanh hơn, lá đòng thẳng đứng, bộ rễ phát triển mạnh hơn, lúa cứng cây, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, chắc hạt, hạt sáng bóng... Việc phòng trừ các bệnh hại lúa đạt hiệu quả cao kéo dài làm giảm chi phí, đảm bảo tăng năng suất lúa, tăng phẩm chất gạo, tăng thu nhập cho người trồng lúa.

 Quy trình phòng trừ bệnh hại lúa (3N + 2A) được thực hiện đơn giản, cụ thể như sau:

- N1: Phun thuốc Nativo750WG + Antracol70WP vào giai đoạn làm đòng (tuỳ thuộc từng giống lúa) để phòng trừ bệnh vàng lá, đạo ôn lá, khô vằn... đồng thời có tác dụng dưỡng lá, nuôi đòng.

- N2: Phun Nativo 750WG + Antracol 70WP vào thời gian lúa trỗ 3% (trỗ báo hay báo trỗ) để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, đen lép hạt..., mặt khác có tác dụng dưỡng hạt phấn, giúp lúa trỗ đều.

- N3: Chỉ phun thuốc Nativo 750WG vào thời gian lúa trỗ đều để phòng trừ bệnh đen lép hạt, khô vằn... kết hợp dưỡng hạt lúa, làm hạt lúa no chắc, sáng bóng.

*Liều lượng thuốc mỗi lần phun:

- Nativo 750WG: 3gr thuốc/bình 8lít hoặc 6gr thuốc/bình 16 lít, phun 32 lít nước thuốc/công (1.000 m2).

- Antracol 70 WP: 1 - 1,5 kg thuốc/ha hoặc 100gr - 150gr/công. Pha 1 gói 25gr thuốc/bình 8lít (hoặc 50gr/bình 16 lít), 2 bình 16 lít nước thuốc/công.

Quy trình phòng trừ các bệnh nấm hại cho cây lúa với công thức 3N + 2A ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu song rất có hiệu quả.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm