| Hotline: 0983.970.780

Vị Bí thư Tổng Nông hội đỏ đầu tiên

Thứ Năm 11/02/2010 , 08:23 (GMT+7)

Trong chuyến vào Quảng Ngãi, tôi nghỉ tại một khách sạn trên đường Phan Thái Ất. Tôi cứ băn khoăn mãi, ông Ất là ai mà có hẳn một tên đường?

Chân dung nhà cách mạng Phan Thái Ất

Trong chuyến vào Quảng Ngãi, tôi nghỉ tại một khách sạn trên đường Phan Thái Ất. Tôi cứ băn khoăn mãi, ông Ất là ai mà có hẳn một tên đường? 

 

QUÊ NGHÊ AN, LÀM BÍ THƯ QUẢNG NGÃI

“Ủa! Sao anh lại không biết? Ông là một chiến sỹ cộng sản ưu tú của Đảng cộng sản Đông Dương từ khi mới thành lập, từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi thời kỳ 1930 -1931”- một đồng nghiệp báo Quảng Ngãi cho biết. “Thế ông ấy quê ở đâu?”. “Tôi không rõ lắm. Nhưng ông là người Nghệ An “gộc” đấy”. Lạ thật! Tôi ở Nghệ An bao năm nay sao lại không biết tên tuổi, thân thế và sự nghiệp cách mạng của nhân vật này nhỉ?

Trở về Nghệ An, tôi cất công tìm hiểu về ông nhưng thật buồn là phần đông những người được hỏi- cũng như tôi, họ đều không biết chút gì về ông. Đi tìm những con đường, những khu phố mang tên danh nhân, đều không thấy tên ông. Hay quê hương đã lãng quên con người này? Tôi quyết định đến Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh, tìm trong bộ ảnh tư liệu hồ sơ tù chính trị phạm của thực dân Pháp chụp cũng không thấy dấu vết nào. Cho đến khi lên huyện Anh Sơn (quê ông), thì hóa ra người con trai cả của ông hiện nghỉ hưu đang ở cùng khối phố với tôi. Cuộc đời lạ thế đấy. Trong căn nhà gỗ cột vuông đơn sơ (một trong 2 căn nhà được Ban Tổ chức Trung ương Đảng làm năm 1973 cho vợ của 2 nhà cách mạng ưu tú của Đảng đã quá cố là Hồ Tùng Mậu và Phan Thái Ất) tôi được gia đình cung cấp nhiều tài liệu quý về ông.

Phan Thái Ất có tên gọi khác là Nguyễn Xuân Sơn, bí danh Hoằng Nghị sinh ngày 1/1/1894 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước và cách mạng tại làng Dương Xuân, tổng Đặng Sơn nay là xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông từ cha, mẹ, cậu ruột, 2 anh trai và 2 cháu trai đều tham gia hoạt động cách mạng, chống cường quyền nên đều bị tù đày, bị tử hình hoặc hy sinh gần hết. Bản thân Phan Thái Ất, ngay từ khi còn học tiểu học Pháp - Việt đã từng chứng kiến cảnh người cậu ruột dẫn đầu đoàn nông dân trong làng bắt trói lão Chánh tổng tham nhũng giải lên huyện đường để “trả cho quan huyện”.

Năm 1924, mới 20 tuổi đầu Phan Thái Ất đã cùng với các bạn là Cao Xuân Khoách và Hoàng Khắc Bạt đứng ra thành lập tổ “Tâm giao” để quyên góp tiền của ủng hộ phong trào thanh niên xuất dương sang Trại cày của cụ Đặng Thúc Hứa bên Xiêm. Táo bạo hơn, chính ông đã cùng các bạn xin ruộng đất của gia đình mình bán lấy tiền để tự lập một “Trại cày” tại bãi Lơi Lơi của làng Dương Xuân rồi mở một hiệu buôn Yên Xuân thu hút thanh niên tiến bộ trong vùng vào những hoạt động ái quốc tại địa phương. Những hoạt động tích cực của tổ Tâm giao tại Dương Xuân đã gây được sự chú ý của các ông Võ Mai, Dương Đình Thúy (Hội viên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội) nên cuối năm 1926, các thành viên tổ này đều được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (gọi tắt là Hội Thanh niên). Từ đó, Phan Thái Ất trở thành một hạt nhân nòng cốt tại huyện Anh Sơn.

Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng (ĐDCSĐ) được thành lập, chính ông Võ Mai, lúc bấy giờ là Ủy viên Kỳ bộ ĐDCSĐ Trung kỳ đã trực tiếp về Anh Sơn thành lập Chi bộ ĐDCSĐ ở làng Dương Xuân. Ông Phan Thái Ất được bầu làm Bí thư chi bộ. Khi ông Võ Mai được Xứ ủy cử vào Trung Trung kỳ thay thế ông Nguyễn Phong Sắc từ trong đó ra Bắc Trung kỳ. Tháng 11/1929, chính 2 ông Nguyễn Phong Sắc và Lê Mao đã thay mặt Kỳ bộ ĐDCSĐ Trung kỳ đứng ra tổ chức hội nghị thành lập Ban chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An (sau này được gọi là Nông hội đỏ) ngay tại làng Dương Xuân... Ông Phan Thái Ất được bầu làm Bí thư Tổng Nông hội Nghệ An.

24 NĂM MỚI ĐƯỢC VỀ QUÊ

Nhờ Tổng Nông hội lãnh đạo, phong trào giành lại ruộng đất, đòi giảm tô, giảm tức và các thứ thuế, đòi chấm dứt việc bắt bớ rượu lậu, muối lậu của bọn Tây đoan và đòi quyền dân chủ cho nông dân dâng cao khắp xứ Nghệ. Thấy ông Phan Thái Ất bị mật thám Pháp chú ý nên Xứ ủy Trung kỳ liền cử ông vào xây dựng phong trào quần chúng cách mạng tại các tỉnh miền Nam Trung bộ. Từ cuối năm 1929 đến tháng 4/1930, Phan Thái Ất dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, ông đã thâm nhập quần chúng để bắt mối với các cơ sở Đảng, nhen nhóm lại phong trào cách mạng tại hầu hết các phủ, huyện của Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Năm 1930, Xứ ủy Trung kỳ chỉ đạo tổ chức Hội nghị thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Ngãi, ông Phan Thái Ất được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Căn nhà do Ban Tổ chức TƯ làm cho vợ ông năm 1973

Dưới sự lãnh đạo của ông, phong trào cách mạng của các tỉnh Trung kỳ đang dâng cao thì tại quê nhà vào giữa tháng 9/1930, khí thế cách mạng của quần chúng tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng sôi sục, trở thành đỉnh cao của Cao trào cách mạng 1930- 1931 với sự ra đời các Xô Viết do chính tổ chức Nông hội đỏ thành lập tại các thôn, xã. Đang trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng tại Quảng Ngãi, Phan Thái Ất đã cùng các đồng chí của mình đã công khai phát động quần chúng vùng dậy đấu tranh để ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ. Khí thế cách mạng tại Quảng Ngãi từ đó nhanh chóng lan tỏa ra các tỉnh khác tại Nam Trung bộ.

Xô Viết Nghệ - Tĩnh bị giặc đàn áp đẫm máu, phong trào cách mạng ở Quảng Ngãi cũng bị địch khủng bố, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nghiêm bị giặc bắt. Mất liên lạc với Xứ ủy, một mình ông kiên cường cùng các đồng chí của mình vẫn duy trì phong trào đấu tranh... Tại Hội nghị Xứ ủy (ngày 25/6/1931), Phan Thái Ất vinh dự được bầu là Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ. Hội nghị quyết định điều ông về làm công tác thường trực cơ quan Xứ ủy tại Vinh. Thế nhưng, ngày 22/7/1931, khi Phan Thái Ất trở lại Quảng Ngãi để bàn giao công tác thì không may ông đã sa vào tay giặc. Ông bị nhốt vào nhà giam Quảng Ngãi và bị thực dân Pháp kết án tử hình. Thế nhưng, trước áp lực đấu tranh của quần chúng đòi trả tự do cho ông nên thực dân Pháp buộc phải hạ xuống án khổ sai chung thân và đày ông đi Nhà lao Buôn Mê Thuột, sau đó đày ra “địa ngục trần gian” Côn Đảo.

Cách mạng Tháng Tám thành công, tháng 9/1945, Phan Thái Ất cùng anh em tù chính trị Côn Đảo được trở về đất liền. Nhưng không kịp về quê gặp lại vợ con, ngày 8/10/1945, ông lại lần nữa gác lại tình riêng để cùng 5 đồng chí khác nhận nhiệm vụ mới được Đảng phân công: Sang Cao Miên hoạt động cách mạng. Tại Cao Miên, dù đất khách, quê người, bất đồng ngôn ngữ, Phan Thái Ất đã xây dựng được cả một hệ thống cách mạng làm hậu phương vững chắc cho cách mạng nước ta góp phần làm nên một chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Sau 24 năm xa cách, đến năm 1953, ông mới được về thăm nhà. Ngày 29/6/1967, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nghệ An (sơ tán tại Thanh Chương) hưởng thọ 73 tuổi. Ông là một trong 3 người được truy tặng phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước ta (đợt 1/2002): Huân chương Hồ Chí Minh.

NHỮNG DẤU LẶNG BUỒN

Ngôi mộ của vợ chồng ông tại nghĩa trang thuộc phường Hưng Dũng

Ngày ông qua đời, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND hai huyện Anh Sơn và Thanh Chương đã cử hành tang lễ cho ông rất trọng thể và chu đáo. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, con cháu đều ở xa nên đi sau linh cữu của ông chỉ có người vợ hiền và con trai cả là ông Phan Hoàng Phụ. Bởi thế, sau khi ông được “mồ yên, mả đẹp” tại Thanh Chương, các cấp ủy Đảng và gia đình không có điều kiện để thăm nom, hương khói cho phần mộ của ông.

Người con trai cả của ông kể rằng: Trước khi nhắm mắt, lời trăng trối cuối cùng của ông với con là “khi cha mất, các con chỉ cần đào sâu, chôn chặt để khỏi phiền muộn, tốn kém cho con cháu”. Tuân theo lời căn dặn ấy của cha, cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, chiến tranh ngày càng ác liệt, ông Phan Hoàng Phụ (cán bộ của Tỉnh ủy Nghệ An) cũng bận công tác nên đã sao nhãng việc thăm nom phần mộ cha. Hai mươi sáu năm trời, kể từ khi Phan Thái Ất nhắm mắt xuôi tay, người dân xã Thanh Luân đều không khỏi ngạc nhiên mỗi khi nhìn thấy phần mộ của nhà cách mạng Phan Thái Ất trở nên hiu quạnh và gần như bị quên lãng.

Tháng 9/1993, cháu đích tôn của nhà cách mạng Phan Thái Ất là Phan Hoàng Sâm từ Hải Phòng về Nghệ An đã cất công tìm mộ ông nội. Cùng với một người bạn, họ về xã Đồng Văn, Thanh Chương lần tìm manh mối nơi ông đã yên nghỉ suốt 26 năm qua, và cuối cùng anh Phan Hoàng Sâm đã may mắn tìm được mộ ông. “Ông tôi cũng thiêng lắm! Ông biết con cháu sẽ đến tìm mộ mình nên trước đó chỉ vài ba ngày bỗng nhiên ngôi mộ của ông bị sụt xuống khoảng 30cm” - anh Phan Hoàng Sâm nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm