| Hotline: 0983.970.780

Xe ôm trấn lột sĩ tử

Thứ Hai 11/07/2011 , 09:29 (GMT+7)

Theo phản ánh của người dân, tại bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm – Hà Nội) có một đội quân xe ôm chuyên dụ dỗ, lừa đảo, trấn lột tiền của các sĩ tử...

* Chở 400 mét lấy 400 nghìn tiền xe ôm

Theo phản ánh của người dân, tại bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm – Hà Nội) có một đội quân xe ôm chuyên dụ dỗ, lừa đảo, trấn lột tiền của các sĩ tử từ các tỉnh lẻ về Hà Nội dự thi đại học, cao đẳng cả chục triệu đồng tại cầu vượt Mai Dịch (Cầu Giấy – Hà Nội).

Trước thông tin trên, PV NNVN đã vào cuộc tìm hiểu và vạch rõ chân tướng những tên xe ôm bất lương ăn cướp giữa ban ngày. 

 

Đang đi bỗng thả giữa cầu

Cầu vượt Mai Dịch, nằm trên ngã tư Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng và Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu. Theo phản ánh của người dân, tại cây cầu này trong hai tuần gần đây liên tục xảy ra sự việc xe ôm trấn lột tiền của sĩ tử từ tỉnh lẻ về Hà Nội dự thi. Xuất phát từ việc đi lại khó khăn, chúng giở thủ đoạn chèo kéo hành khách lỡ chuyến, hứa sẽ chở đuổi theo xe ô tô đang chạy phía trước. Tuy nhiên, đến giữa cầu vượt thì bất ngờ thả xuống dọa nạt, bắt ép hành khách phải trả cho chúng số tiền từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng mới chở đi tiếp, nếu không trả sẽ bị chúng đánh đập.

Trước thông tin trên, hồi 10h55 ngày 10/7/2011, ngay khi môn thi cuối cùng đợt thi đại học thứ 2 kết thúc, chúng tôi đã có mặt tại cầu vượt Mai Dịch  để "phục kích". Không phải đợi lâu, chỉ 20 phút sau, ngay giữa cầu vượt Mai Dịch, hai chiếc xe ôm đang chở khách bỗng dừng lại. Sau đó, xảy ra cãi vã, xô xát giữa nhóm hành khách với những lái xe ôm. Họ nhảy xuống xe chạy bộ về phía Trường Đại học Ngoại ngữ liền bị mấy tay xe ôm đuổi theo chặn đầu. Sau khi rút ví trả một khoản tiền cho tên xe ôm họ lại được chúng chở đi tiếp. Do ở dưới chân cầu nên khi chúng tôi chạy lên đội quân xe ôm đã chở khách đi mất.

Lần này, chúng tôi phóng xe lên đỉnh cầu ngồi đợi, khoảng 11h 30 phút, ngay giữa cầu vượt Mai Dịch lại xuất hiện hai xe ôm đang đi bỗng dừng lại, phía sau là hai học sinh mặt mũi ngơ ngác. Sau khi xảy ra cãi vã giống trường hợp lần trước, em học sinh nữ phía sau mặt tái mét rút tiền ra trả hai tên xe ôm và được chúng chở đi tiếp. Lần này, chúng tôi kịp bám theo và chụp được ảnh BKS hai chiếc xe ôm có dấu hiệu lừa đảo.

Cả hai chiếc xe máy đều mang nhãn hiệu Dream II không có gương, một chiếc BKS 89K7 – 5241, chiếc kia BKS 29N1 – 7369. Khi chở khách đến ngã ba giao nhau với đường Hoàng Quốc Việt, cậu học sinh nam ngồi phía sau xe ôm bỗng nhảy xuống khi xe máy còn chạy với vận tốc khá cao khiến cậu ta loạng choạng sắp ngã. Thấy vậy, hai tay xe ôm dừng xe, một tên quay đầu lại bao vây. Lúc này, cậu học sinh mặt cắt không còn giọt máu ấp úng nói với hai tên xe ôm: “Em không còn tiền nữa đâu. Vừa nãy em đưa cho hai anh 400.000 rồi còn gì nữa, em làm gì còn đồng nào”.

Cướp trắng trợn giữa ban ngày

Thấy người dân hai bên đường xúm lại hỏi thăm, hai tên xe ôm nháy nhau phi xe máy ngược chiều chạy mất. Sau khoảng thời gian hoàn hồn, cậu học sinh vừa đi xe ôm cho chúng tôi biết, em tên Hoàng Trung Hiệu, SN 1991, quê ở xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, hiện đang là sinh viên Trường Cao đẳng Bách Nghệ. Hiệu cho biết, sáng nay chở em gái là Hoàng Huyền Trang, sinh năm 1993, đi thi Đại học Văn Hóa, ra Bến xe Mỹ Đình bắt ô tô khách về quê. Vừa ra đến nơi Hiệu đã bị một đàn ruồi “xe ôm” bu lại bao vây nhưng Hiệu đều từ chối không đi. Ngay sau đó, xuất hiện hai tên xe ôm ở đâu đến nói xe Tuyên Quang vừa xuất phát cách đây không xa, lên xe họ chở đuổi theo giúp.

Sau khi sự việc xảy ra, PV NNVN đã thuyết phục bị hại là em Hoàng Trung Hiệu tới Công an phường Mai Dịch làm đơn trình báo sự việc. Tại trụ sở công an, một đồng chí cán bộ điều tra cho biết có nghe người dân thông tin sự việc trên nhưng chưa thấy ai đến trình báo nên chưa tiến hành điều tra, xử lý. 

Thấy anh em Hiệu lưỡng lự, hai tên xe ôm nói chỉ lấy 10.000 hữu nghị gọi là giúp đỡ lúc khó khăn. Tưởng gặp được “quý nhân phù trợ” anh em Hiệu đồng ý lên xe. Nhưng khi chở anh em Hiệu đi được khoảng 500 mét, đến giữa cầu vượt Mai Dịch chúng bỗng dừng xe lại và đòi phải đưa chúng 500.000 đồng chúng mới chở đuổi theo tiếp, nếu không đi nữa cũng phải trả bọn chúng số tiền đó, không chúng sẽ đánh. Trước những lời hăm dọa và bộ mặt “giang hồ” của hai tên xe ôm, em gái Hiệu nước mắt ngắn dài vét sạch túi còn 400.000 đưa cho chúng. “Cầm tiền rồi hai tên còn đòi bọn em đưa cho chúng thêm 200.000 nữa. Khi em nói hết tiền thì chúng dọa nạt, sợ quá em phải nhảy xuống đường thoát thân”- Hiệu kể lại.

Người dân sống bên cầu vượt Mai Dịch bức xúc cho biết, đội quân xe ôm bất lương vừa trấn lột hai anh em Hiệu có khoảng 5 – 6 người, hành nghề xe ôm ở Bến xe Mỹ Đình, tác oai tác quái trên cầu vượt Mai Dịch đã 2 tuần nay. Không chỉ nhắm vào đối tượng sĩ tử “lạ nước lạ cái” bọn chúng còn trấn lột cả những người ở quê xuống Hà Nội cũng vẫn bằng cách thức đốn mạt trên.

Họ cho biết, có trường hợp hai bố con đi bốc vác thuê được 1 triệu đồng, đem về bị bọn chúng lột sạch không còn lấy một xu, phải nhờ người dân giúp mỗi người vài nghìn đồng mới có tiền đi ô tô về quê. Chị N, một người bán hàng tạp hóa dưới chân cầu tâm sự, từ hôm thi đại học đến nay chị thấy bọn xe ôm trên lừa đảo các sĩ tử và phụ huynh không biết bao nhiêu lần, mỗi ngày chị thấy chúng lừa đảo, trấn lột không dưới 10 vụ. Nhưng vì sợ chúng trả thù nên chị không dám tố cáo.

Một số hình ảnh về vụ việc do PV NNVN ghi lại:

Bến xe Mỹ Đình tua tủa cạm bẫy trực chờ hành khách

Hai tên xe ôm đang chèn ép, trấn lột tiền của hành khách trên cầu vượt Mai Dịch

Hoàng Trung Hiệu và em gái Hoàng Huyền Trang quê ở Tuyên Quang đi sau khi thi xong đại học đợt 2, trên đường về quê đang bị hai tên xe ôm trấn lột 400.000 đồng trên cầu vượt Mai Dịch khi chỉ đi quãng đường chưa đầy 500 mét

Một trong hai chiếc xe ôm BKS: 89K7 – 5241 trấn lột tiền của anh em Hiệu

Hoàng Trung Hiệu mặt cắt không còn một giọt máu khi bị hai tên xe ôm trấn lột vứt ra giữa đường Phạm Văn Đồng

Hiệu đến Công an phường Mai Dịch tố cáo theo lời động viên của PV

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm