| Hotline: 0983.970.780

"Xin nói thật cảm xúc của tôi với đồng bào lũ lụt"

Thứ Ba 02/11/2010 , 11:56 (GMT+7)

Mới về đến TP.HCM vào buổi tồi từ miền Trung ruột thịt đang oằn mình vượt qua những khó khăn mất mát, Lương Thu Hương - một nữ DN đã bộn bề nỗi nhớ miền Trung, nhớ đồng bào...

LTS: Mới về đến TP.HCM vào buổi tồi từ miền Trung ruột thịt đang oằn mình vượt qua những khó khăn mất mát, Lương Thu Hương - một nữ DN đã bộn bề nỗi nhớ miền Trung, nhớ đồng bào đang gượng đứng lên từng ngày, từng giờ, nhớ mảnh đất phải oằn mình trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên đã hằn sâu trong ký ức của chị, khắc khoải thổn thức trong chị sau một chuyến cứu trợ 3 ngày.

"Thương lắm, giận lắm cứ đan xen khiến tôi thật nghẹn lòng, tôi muốn thử cảm giác bốn bên không cửa gió lạnh lùa, thử cảm giác nằm dưới đất lạnh co ro và thử xem sức chịu đựng của mình được bao lâu và để thấy trên một mảnh đất ngặt nghèo bao nỗi xót xa có baonhiêu con người thèm lắm những điều mà tôi thấy dư thừa..." Hương đã bắt đầu viết như thế và gửi cho www.nongnghiep.vn

>> Vơi đi những mất mát…

"Một buổi tối bình yên bên gia đình, theo đúng lẽ giờ này tôi đang nằm trên một chiếc giường êm ấm trong phòng máy lạnh và nhịp chân để thưởng thức một bộ phim hay lướt web. Nhưng không hiểu sao tôi lại muốn mình có một cảm giác mới mẻ, tôi lên sân thượng rửa sân thật sạch chờ cho khô và năm co ro trên đó, không chiếu, không chăn, không màn và trên người chỉ có đúng một bộ đồ ở nhà.

Mọi người trong nhà tôi ai cũng ngạc nhiên, không biết tôi có bị sao không vì tôi mới có một chuyến đi xa mới về, lát lại một người lên hỏi “mợ ơi, xuống nhà đi lạnh lắm”, “mẹ ơi, trên này sợ lắm, xuống ngủ với con đi?”, “em à, có chuyện gì không? em giận anh à?”.

Trời ạ, tôi chỉ muốn mình có một cảm giác lạ thôi mà sao mọi người làm phiền tôi nhiều thế, sao không cho tôi một chút bình yên. Sống mũi bỗng cay cay, đó là những người thân của tôi họ đang lo cho tôi bị lạnh, là người yêu tôi đang sợ tôi mới trải qua một cú sốc lớn, là núm ruột của tôi sợ tôi nằm một mình buồn lắm. Sao tôi không cho đó là tình thương, sự quan tâm mà lại bực mình dù chỉ là suy nghĩ thoáng qua.

Và ở trên một mảnh đất ngặt nghèo bao nỗi xót xa có bao nhiêu con người thèm lắm những điều mà tôi thấy dư thừa.

Mảnh đất dải miền Trung trong tôi chỉ là một khái niệm địa lý từ ngày còn đi học, là những sự kiện đâu đó mà tôi thoáng nghe qua, chợt đến chợt đi một cách vô tình, và mỗi khi thiên tai ập đến nơi này tôi cũng chỉ làm tròn nghĩa vụ của người đóng góp mà những tổ chức từ thiện yêu cầu “ủng hộ đồng bào lũ lụt”. Hết. Không còn gì cả, nếu như không có một ngày một người chị của tôi khoe “đang chuẩn bị đi Hà Tĩnh để cứu trợ đồng bào lũ lụt”, chợt một cái gì đó hiếu kỳ trong tôi “em cũng muốn đi”, “được thôi, đoàn của chị có 6 người, nếu em đi thì em phải lo vé máy bay nhé”. Đương nhiên, tôi nghĩ vậy, tôi mong đợi chuyến đi sẽ làm giảm bớt áp lực công việc.

Nhưng chuyến đi đã mang về cho tôi nhiều cảm xúc, sự rung động từ trái tim mà lâu lắm rồi tôi mới có. Mảnh đất phải oằn mình trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên đã hằn sâu trong ký ức của tôi, khắc khoải thổn thức, thương lắm, giận lắm cứ đan xen khiến tôi thật nghẹn lòng, tôi muốn thử cảm giác bốn bên không cửa gió lạnh lùa, thử cảm giác nằm dưới đất lạnh co ro và thử xem sức chịu đựng của mình được bao lâu để thấy:

Thương lắm những con người không còn một thứ gì vì lũ đã mang đi hết những gì họ có, không có chiếu nằm, không có chăn đắp khi gió mùa đông bắc tràn về, không có quần áo mặc phải mặc áo mưa che thân và chống lạnh, và thương lắm những bàn chân bước trên con đường làng nhầy nhụa bởi lũ mà không có đôi dép để đi, chợt cay mắt khi chợt nghĩ về tủ giày của gia đình có tới mấy chục đôi, có những đôi chỉ đi một hai lần mà giá trị của nó có thể mua cả trăm đôi dép nhựa, là những bộ quần áo hàng hiệu treo trong tủ có thể đổi thành 20 cái chăn bông.

Khắc khoải lắm ánh mắt người già chờ đợi tấm chăn bông để đêm nay có thể ấm thân mình trước giá rét, là ánh mắt tiếc nuối buồn rười rượi khi nhìn theo đoàn vì chẳng có quà, là sự giận dữ giữ của cụ già vì thấy mình thiệt thòi hơn người khác nhưng vẫn nói ‘cám ơn đoàn nhiều lắm”. Ôi nỗi khắc khoải cứ đè nặng hơn khi nhìn mái trường siêu vẹo, sách vở chất chồng nhưng không thể sử dụng, là bước chân rón rén của trẻ thơ đến trường bằng chân đất. Lũ đến và lũ đi mang theo cả hy vọng của một vùng quê vốn nghèo giờ lại xác xơ tiêu điều. Lại cay mắt vì thấy mình bất lực.

Thổn thức lắm khi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ khi thấy đoàn cứu trợ quay lại với 2 xe tải đầy hàng, là tiếng thở như trút nặng nỗi lo khi thấy người trong đoàn nói rằng ai cũng có quà, là bước chân chạy vội khi mọi người thông báo “đoàn đã tới rồi”, bước chân đó mang theo hy vọng và chờ đợi làm trái tim người đi cứu trợ cũng đập vội vì thương.

Giận lắm những con người khi nhận hàng cứu trợ vội chia phiếu cho người nhà mà không thấy thẹn lòng, là những người may mắn không mất hết nhưng vẫn còn nghèo lắm chê hàng cứu trợ vì quần áo cũ và “quà chỉ có thế này thôi hả”, càng giận hơn khi chợt nghĩ về Phương Mỹ nơi có những con người chờ cả buổi trời dưới giá rét để chỉ chờ những món quà mà chỉ cách đó có mấy chục cây người ta chê không thèm nhận, giận lắm chị vàng đeo đỏ cổ tìm đủ mọi cách để khều anh đọc danh sách cho mình nhận mấy lần hàng cứu trợ mà không nhìn thấy người già run rẩy chen lấn để chỉ mong được nhận 1 lần món quà đó.

Ngỡ ngàng và thảng thốt khi anh chủ tịch xã đứng đến trước mặt tôi để nhận hàng cứu trợ, tôi cứ ngỡ là đùa nên đến khi trao 1 phần quà cho anh mà vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra, chợt nhớ anh chủ tịch xã Phương Mỹ dặn đi dặn lại người dân “đừng làm gì để mọi người nghĩ xấu về Phương Mỹ”, là câu quát lên khi nhìn thấy phiếu nhận hàng cứu trợ “chị đã nhận hàng cứu trợ ngày 27 rồi, không được gian lận nghe chưa, phải biết nhường cho người khác chứ, chị đi ngay cho tôi”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm