| Hotline: 0983.970.780

Xử lý sự cố môi trường biển: Quảng Bình đồng sức, đồng lòng

Thứ Năm 01/12/2016 , 13:35 (GMT+7)

Hậu quả sự cố môi trường biển, tỉnh Quảng Bình bị tổn thất lớn về kinh tế, môi trường và xã hội. Với sự giúp đỡ kịp thời của Trung ương...

12-25-57_-2
Chi trả tiền bồi thường ở Quảng Bình. (Ảnh: PV)
 

Với sự giúp đỡ kịp thời của Trung ương, chính quyền và nhân dân Quảng Bình đã đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, từng bước ổn định đời sống ngư dân, làm sạch môi trường biển.
 

Dồn sức và lực

Quảng Bình có 18 xã ven biển sống bằng nghề đánh bắt hải sản, với 15.000 người trực tiếp đánh bắt thủy sản và 45 ngàn người sống bằng dịch vụ nghề cá. Họ mất việc làm, mất thu nhập, bữa cơm của gia đình đã bị vơi đi, nước mắt của người dân chảy mặn còn hơn nước biển.

Trước tình hình đó, Quảng Bình đã triển khai quyết liệt các biện pháp khắc phục hậu quả sự cố xảy ra trên địa bàn với nhiều biện pháp căn cơ và đồng bộ. Để chung tay làm sạch môi trường, các cơ quan, ban ngành, tổ chức xã hội... đã phát động phong trào làm sạch biển, giữ sạch môi trường. Hàng vạn lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên, lực lượng vũ trang ra quân chung tay thu gom xác sinh vật biển chết, không để lây lan ra môi trường.

Anh Lê Văn Quân (đoàn viên thuộc khối huyện đoàn huyện Lệ Thủy) cho biết: "Lực lượng ĐVTN đã được huy động trong nhiều ngày để trực tiếp đến vùng bờ biển các xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam thu gom xác tôm, cá... đưa về khu tập trung xử lý vôi và chôn lấp. Ngoài ra, các loại rác, rêu cũng được thu dọn xử lý để biển và bờ biển được sạch".

Cùng với việc làm sạch môi trường, ngư dân các xã bãi ngang được chính quyền các cấp kịp thời động viên không ra biển khai thác. Tỉnh đã trích ngân sách cấp hỗ trợ gần 2.000 tấn gạo cho gần 17.000 hộ dân với trên 70.000 nhân khẩu.

Ngoài ra, UBND tỉnh trích ngân sách dự phòng trên 33 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân. Trong đó, trên 17 tỷ đồng (hỗ trợ các mức 3-5 triệu đồng) cho tàu thuyền có công suất từ 90 CV trở xuống, gần 3 tỷ đồng hỗ trợ cho tàu đánh cá gần bờ và trên 13 tỷ hỗ trợ khôi phục sản xuất với tàu cá xa bờ.

Đồng thời, tỉnh vận động 44 doanh nghiệp thu mua gần 2.000 tấn hải sản cho các tàu cá nhằm ổn định sản xuất. Các doanh nghiệp này được hỗ trợ 20% giá thu mua hải sản. Cùng với chính quyền, các ngân hàng thương mại đã ngừng việc tính lãi suất cho vay trong thời hạn 6 tháng trên tổng số nguồn vốn vay gần 416 tỷ đồng cho ngư dân Quảng Bình vay đóng tàu.

Khi có chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình khẩn trương triển khai thực hiện kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển gây ra. Các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện đồng bộ, khách quan và chính xác để có được con số thiệt hại sát nhất.

Theo kết quả kê khai, tổng giá trị thiệt hại của Quảng Bình hơn 2.138 tỷ đồng. Trong đó về khai thác thủy sản có 7.584 tàu với gần 14.400 lao động, giá trị thiệt hại là hơn 1.170 tỷ đồng. Nuôi trồng thủy sản 1.580ha, giá trị thiệt hại gần 320 tỷ đồng... Lao động trực tiếp bị thiệt hại gần 27.000 người, giá trị thiệt hại trên 442 tỷ đồng. Lao động gián tiếp bị thiệt hại gần 11.000 người, giá trị thiệt hại trên 186 tỷ đồng...
 

Tiền bồi thường để tái sản xuất

Trong đợt chi trả đầu tiên, tỉnh Quảng Bình được Chính phủ giao tạm ứng 1.100 tỷ đồng. Trong đó, huyện Lệ Thủy gần 105 tỷ đồng, huyện Quảng Ninh hơn 116 tỷ đồng, thành phố Đồng Hới hơn 141 tỷ đồng, thị xã Ba Đồn gần 108 tỷ đồng, huyện Quảng Trạch hơn 230 tỷ đồng và huyện Bố Trạch là gần 300 tỷ đồng.

12-25-57_-1
Đoàn viên thanh niên Quảng Bình chung tay làm sạch môi trường biển. (Ảnh: PV)
 

Xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn) là địa phương đầu tiên của tỉnh tiến hành chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển cho người dân. Toàn xã có 46 tàu dưới 90 CV, 1 tàu trên 90 CV, 1 tàu không gắn máy và 3 đối tượng lao động mất thu nhập được bồi thường thiệt hại với tổng số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.

Sau xã Quảng Hải, phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn), một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố môi trường biển, được chi trả bồi thường tiếp theo. Hầu hết người dân ở đây sống chủ yếu vào nghề đánh bắt trên biển, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nay nhận được tiền đền bù, nhiều người rất phấn khởi.

Xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) chi trả hơn 30 tỷ đồng cho các đối tượng là chủ thuyền và lao động trên tàu thuyền, đối tượng nuôi trồng thủy sản.

Ông Ngô Văn Thủy - Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc, cho biết, đợt này xã Ngư Thủy Bắc có trên 2.000 đối tượng được nhận đền bù. Cùng lúc, xã hướng dẫn bà con sửa sang lại tàu thuyền, sắm thêm ngư lưới cụ, mở rộng tái sản xuất và mở rộng ngành nghề để phục hồi kinh tế.

Anh Ngô Quốc Sinh (thôn Bắc Hòa - xã Ngư Thủy Bắc), nhận được hơn 100 triệu đồng. Anh sẽ trang trải nợ nần và mua sắm thêm ngư cụ để tiếp tục ra khơi. Nhiều lao động trẻ khác cũng có định hướng riêng. Anh Ngô Xuân Hòa (xã Ngư Thủy Trung) nói: "Nhận được tiền bồi thường, tôi dồn góp vào việc học tiếng và sẽ đi lao động tại Malaysia để cải thiện thu nhập".

Trao đổi về việc thực hiện chi trả tiền bồi thường, ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết: "Hiện còn một số địa phương vẫn chưa thực hiện xong việc kê khai thiệt hại, lãnh đạo tỉnh đã tới từng địa phương, đốc thúc chính quyền và người dân khẩn trương hoàn thành công tác này".

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lưu ý việc chi trả phải dựa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Phải phổ biến cho người dân, công khai danh sách niêm yết bảo đảm dân chủ, minh bạch, đúng đối tượng.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm