| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lùn sọc đen hại cây ngô

Thứ Sáu 05/03/2010 , 10:40 (GMT+7)

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh...

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn...

Đây là loại bệnh đầu tiên xuất hiện ở nhiều địa phương nên nhiều người trồng ngô không biết là bệnh gì. Tại Nam Định, Nghệ An nông dân thấy cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc trên các ruộng trồng ngô vụ đông và họ gọi đó là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỷ lệ nhiễm bệnh này có nơi chiếm 20-30% trong tổng số cây trên ruộng, nơi cao nhất có số cây bị nhiễm đến 70% và xảy ra chủ yếu trên cây ngô lai.

Các địa phương trồng ngô bị bệnh này đã lấy mẫu và gửi ra Viện Bảo vệ Thực vật để phân tích tìm nguyên nhân. Qua các mẫu phân tích của Viện Bảo vệ Thực vật đã xác định rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên lúa là môi giới truyền bệnh trên ngô đông. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự hiện diện của vi rút lúa lùn sọc đen trên ngô đông là rất nguy hiểm, không chỉ gây tác hại trực tiếp cho ngô mà còn là cầu nối để vi rút tồn tại và lây lan cho vụ lúa đông xuân, ngoài ra chúng cũng gây hại cho các loài cây họ hòa thảo khác như cây mía.

Khi cây ngô bị nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng cây lùn xuống, lá có màu xanh đậm và giòn hơn, đặc biệt trên 70% diện tích không ra bắp hoặc có ra bắp nhưng hạt thưa và nhỏ. Cây ngô không phát triển được, cây lùn rụi, lá xoăn, phiến lá dày, gốc mọc thêm nhiều chồi phụ. Hiện tượng này từ trước chưa từng xuất hiện nên nông dân gọi là “bệnh lạ”. Để đối phó với loại bệnh này, ngành Nông nghiệp đã đề nghị các tỉnh khẩn trương khuyến cáo bà con nhổ và tiêu hủy những cây ngô có triệu chứng xoăn lùn, còi cọc, bón vôi bột vào các gốc cây bị bệnh trên các ruộng trồng ngô vụ đông.

Theo dõi phát hiện, phun thuốc trừ rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ trên ngô, đặc biệt là đối với diện tích ngô mới trong khu vực lúa bị bệnh trong vụ hè thu và vụ mùa vừa qua. Các tỉnh xây dựng hệ thống bẫy đèn để tiếp tục theo dõi các đợt rầy và chủ động các biện pháp trừ rầy môi giới.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm