| Hotline: 0983.970.780

10 góc nhìn phụ nữ về bình đẳng giới trong lâm nghiệp

Thứ Năm 19/10/2023 , 09:46 (GMT+7)

'Lâm nghiệp qua góc nhìn phụ nữ' là điều làm tôi ấn tượng nhất tại diễn đàn 'Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững'.

Theo báo cáo phân tích giới trong ngành lâm nghiệp tại Việt Nam tại diễn đàn 'Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững', trong các nhà máy chế biến gỗ, phụ nữ thường bị đánh giá thấp hiệu suất công việc, được trả công thấp hơn nam giới.

Theo báo cáo phân tích giới trong ngành lâm nghiệp tại Việt Nam tại diễn đàn “Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững”, trong các nhà máy chế biến gỗ, phụ nữ thường bị đánh giá thấp hiệu suất công việc, được trả công thấp hơn nam giới.

Diễn đàn diễn ra mới đây tại tỉnh Bình Định, được phối hợp tổ chức bởi Bộ NN-PTNT – đại diện bởi Cục Lâm nghiệp, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và một số tổ chức khác.

10 phụ nữ được lựa chọn là 10 góc nhìn, câu chuyện, quan điểm của phụ nữ về lâm nghiệp, về đam mê và thách thức khi làm việc trong lĩnh vực này. 10 câu chuyện là 10 kỳ vọng của phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành lâm nghiệp.

Vậy kỳ vọng, mong muốn của các chị là gì?

Rất đơn giản, vì tình yêu với rừng nên các chị đã lựa chọn lâm nghiệp như là lối đi riêng cho mình. Có thể chỉ vì ngưỡng mộ các nữ kiểm lâm băng rừng, vượt suối, ngày đêm bảo vệ những cánh rừng mà cô sinh viên năm nhất của Trường Đại học Lâm nghiệp đã quyết định theo học lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng đến câu chuyện “Lâm nghiệp không chỉ dành riêng cho nam giới” của nữ nhân viên phòng kỹ thuật Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, Bình Định khi chị chia sẻ “đúng là nữ giới làm trong ngành Lâm nghiệp thì có nhiều bất lợi hơn nam giới. Nhưng nó không hoàn toàn chỉ dành riêng cho nam giới. Tôi làm được thì những phụ nữ khác cũng có thể làm được. Trong thời gian tới, theo tôi, cần truyền thông để thay đổi định kiến xã hội về nữ giới làm việc trong ngành lâm nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần có sự đầu tư hơn nữa về cơ cở vật chất, điều kiện ăn ở, sinh hoạt đáp ứng các nhu cầu cơ bản tại các trạm quản lý bảo vệ rừng, trong đó có tính đến các yếu tố đặc thù của nữ giới”.

 Câu chuyện của một nữ kiểm lâm viên phụ trách quản lý và bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm Triệu Phong – Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị “Tôi là một nữ kiểm lâm. Mỗi ngày khoác lên người trang phục của ngành Kiểm lâm là một ngày tôi thấy tự hào. Tự hào vì trong suốt 10 năm qua được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ, phát triển những cánh rừng, bảo vệ màu xanh của quê hương, đất nước”.

Rồi câu chuyện của nữ giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh – một doanh nghiệp đã tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho 60 lao động, trong đó 90% là lao động nữ. Chị chia sẻ “Nhưng thách thức lớn nhất đối với tôi đó chính là cân bằng đam mê sự nghiệp và gia đình. Trong con đường gian nan đó, tôi may mắn có được sự đồng hành, chia sẻ và giúp đỡ của gia đình cả về vật chất cũng như động viên về tinh thần”… Tiếp đến là câu chuyện hoàn thiện chính sách, pháp luật lâm nghiệp bảo đảm bình đẳng giới cũng như đảm bảo để phụ nữ có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa cho ngành lâm nghiệp.

Câu chuyện của các chị và nhiều câu chuyện khác đều tựu chung một khẳng định “phụ nữ có thể làm được” nếu được nam giới chia sẻ, động viên và tạo động lực; được xã hội, pháp luật ghi nhận, tạo điều kiện bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực từ đào tạo, bồi dưỡng, học tập đến tiếp cận cơ hội việc làm, thăng tiến khác.

Lâm nghiệp hay bất cứ ngành nào trong nông nghiệp hiện nay cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ.

Lâm nghiệp hay bất cứ ngành nào trong nông nghiệp hiện nay cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ.

Đảm bảo bình đẳng giới trong nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng là mục tiêu của Bộ NN-PTNT, của ngành Lâm nghiệp. Để thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững trước hết phải xác định được các thách thức cũng như những đóng góp của phụ nữ trong ngành Lâm nghiệp hiện nay.

Thách thức đầu tiên là từ đặc thù công việc

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật, là ngành sản xuất gắn với rừng, với điều kiện làm việc ngoài trời do đó điều kiện làm việc sẽ có những khó khăn, tác động tới phụ nữ, nên cơ hội việc làm trong nhiều trường hợp không hoàn toàn thuận lợi với chị em. Ví dụ một số ngành nghề trong lĩnh vực lâm nghiệp như làm việc trong lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách (phải đi tuần tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng) hay ngành nghề liên quan tới trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác gỗ, sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Ngay cả một số công việc gián tiếp như nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; nghiên cứu về lâm sinh, về đa dạng sinh học… nếu phụ nữ tham gia cũng phải trực tiếp vào rừng hoặc nghiên cứu thực địa ngoài trời… Điều này là cản trở lớn nhất đối với phụ nữ khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình[1].

Từ thách thức về đặc thù công việc, về điều kiện làm vệc dẫn đến những thách thức về cơ hội việc làm để phù hợp với giới tính. Ít cơ hội tiếp cận công việc, thì cơ hội việc làm giảm, cơ hội tiếp cận nguồn lực, đào tạo của phụ nữ sẽ giảm hơn so với nam giới.

Nhìn vào mục tiêu phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 là tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5-5,5%/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD; tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản… cho thấy đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho phụ nữ tham gia trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.

Thách thức trong thực thi bình đẳng giới lĩnh vực lâm nghiệp

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được thể hiện tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngay tại khoản 8 Điều 9 Luật Lâm nghiệp quy định về các hành vi nghiêm cấm đã nêu rõ cấm phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng hay tại khoản 1 Điều 10 về nguyên tắc lập quy hoạch đã khẳng định bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới…

Trong các lĩnh vực của ngành lâm nghiệp, chỗ nào cũng có sự tham gia của chị em và chị em luôn hoàn thành tốt phần việc của mình.

Trong các lĩnh vực của ngành lâm nghiệp, chỗ nào cũng có sự tham gia của chị em và chị em luôn hoàn thành tốt phần việc của mình.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực thi đôi khi chưa có kế hoạch, biện pháp tổ chức phù hợp; chưa thể hiện các cam kết và chỉ tiêu cụ thể về phân bổ ngân sách cho công tác thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, chưa xác định các hoạt động cụ thể để đạt được từng chỉ tiêu; một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam hay chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ chưa được thể hiện rõ trong chiến lược, kế hoạch của ngành tại Trung ương cũng như địa phương. Ngay cả Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng cần phải làm rõ hơn vấn đề và giải pháp lồng ghép bình đẳng giới…

10 câu chuyện là 10 đóng góp của các chị em ở những khía cạnh khác nhau cho ngành lâm nghiệp. Hiện chúng ta đang thiếu số liệu phân tách giới, về phụ nữ, nam giới trong cả ngành từ Trung ương đến địa phương, từ lực lượng trong nhà nước và ngoài nhà nước nên việc đánh giá những đóng góp của phụ nữ trong ngành là khó nhưng phải khẳng định rõ ràng rằng trong các lĩnh vực của ngành lâm nghiệp chỗ nào cũng có sự tham gia của chị em và chị em luôn hoàn thành tốt phần việc của mình, góp phần vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp.

Tôi cho rằng lâm nghiệp hay bất cứ ngành nào trong nông nghiệp hiện nay cần nỗ lực hơn nữa để tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ.

Thứ nhất đó là công bằng trong cơ hội tiếp cận công việc. Cần tạo điều kiện cho nữ giới được tiếp cận công việc ngang bằng như nam giới đặc biệt đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số. Ví dụ như phụ nữ cùng điều kiện với nam giới thì nên có quy định, chỉ tiêu rõ ràng để ưu tiên nữ giới là chủ thể được giao rừng, cho thuê rừng, được tham gia và được chia sẻ lợi ích từ chi trả dịch vụ môi trường rừng hoặc trao quyền trong quản lý, tham gia sản xuất (hiện có 84,3% hộ gia đình có chủ hộ là nam giới, 15,7% hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới và doanh thu bình quân hằng năm là 13,75 triệu đồng với chủ hộ là nam, 8,7 triệu đồng với chủ hộ là nữ[2]).

Ngoài ra, cũng cần có quy định, nội quy, quy ước nhằm hạn chế sự phân biệt theo giới tính giữa các loại hình công việc (điều này có thể thấy rõ trong các nhà máy chế biến gỗ, phụ nữ thường bị đánh giá thấp hiệu suất công việc[3], được trả công thấp hơn nam giới, tỷ lệ nữ giới lãnh đạo chỉ chiếm 27,4% trong tổng số 50 doanh nghiệp được khảo sát[4]) và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như chính sách hỗ trợ kinh phí, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, phù hợp, bảo vệ sức khỏe của cả nữ và nam.

Thứ hai là công bằng trong cơ hội học tập. Nữ giới và nam giới đều cần phải có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng như nhau. Khi nữ giới được tăng cường kiến thức, kỹ năng thì họ sẽ có cơ hội tham gia các công việc tốt hơn, nắm giữ các vị trí cao hơn và quan trọng hơn. Cùng với cơ hội học tập, bồi dưỡng chị em sẽ xóa dần tâm lý e ngại để phát huy hết vai trò của mình.

Với thiên chức làm mẹ thì càng cần có biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới ở đây, quy định độ tuổi được tham gia đào tạo linh hoạt hơn thậm chí có những biện pháp hỗ trợ chị em trong thời gian làm thiên chức người mẹ vẫn có thể tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức; có biện pháp để ưu tiên phụ nữ nông thôn tiếp cận đào tạo nghề, tín dụng, các dịch vụ sản xuất khác. Ngày càng chú trọng hơn nữa tới việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các chương trình giảng dạy ở các trường Đại học, các chương trình tập huấn, bồi dưỡng.

Đảm bảo bình đẳng giới trong nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng là mục tiêu của Bộ NN-PTNT, của ngành Lâm nghiệp.

Đảm bảo bình đẳng giới trong nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng là mục tiêu của Bộ NN-PTNT, của ngành Lâm nghiệp.

Thứ ba đó là tăng cường cơ hội tiếp cận tới các nguồn lực. Nam và nữ đều có cơ hội ngang bằng nhau trong việc tiếp cận tới các nguồn lực. Bên cạnh đó, cần tiến hành những giải pháp song hành khác có tính đến yếu tố đặc thù về giới tính.

Song song với các biện pháp trên cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt là tập huấn về giới trong lâm nghiệp, rút ngắn khoảng cách về thời gian làm việc nhà của nữ so với nam giới xuống 1,7 lần vào năm 2025. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành như tăng cường sự phối hợp trong việc quản lý bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo; nâng cao năng lực về phương pháp tiếp cận, giám sát quản lý kế hoạch có sự tham gia; bố trí công việc hợp lý để phát huy tối đa thế mạnh của chị em…

[1] Theo báo cáo bình đẳng giới trong ngành lâm nghiệp tại Việt Nam được trình bày tại diễn đàn thì ngành sản xuất lâm nghiệp có 37% là phụ nữ, ngành chế biến lâm sản là 53% là phụ nữ và ngành sản xuất nội thất, phụ nữ chiếm 30%.

[2] Tài liệu về các vấn đề về giới và nguyên nhân dễn đến Bất bình đẳng giới trong trồng rừng sản xuất và bảo vệ rừng tại diễn đàn “Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững” ngày 5-6/10/2023 tại tỉnh Bình Định.

[3] Báo cáo phân tích giới trong ngành lâm nghiệp tại Việt Nam tại diễn đàn “Thúc đẩy bình đẳng giới cho phát triển lâm nghiệp bền vững” ngày 5-6/10/2023 tại tỉnh Bình Định.

[4] Nguồn Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (2019).

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giữ ổn định phương thức thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT chuẩn bị các phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, về cơ bản vẫn giữ nguyên hình thức thi tương tự giai đoạn 2020-2024.

Bình luận mới nhất