| Hotline: 0983.970.780

10 vũ khí siêu khủng trong phiên chế thường trực của quân đội Nga

Thứ Tư 24/09/2014 , 10:26 (GMT+7)

“Cá mập” Akula trang bị vũ khí tên lửa hạt nhân có sức công phá cực lớn, động cơ được giảm thanh ở mức siêu êm cho phép chúng di chuyển xuyên qua các vùng biển NATO mà không hề bị phát hiện.

Nga sở hữu một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới và có những thứ vũ khí biểu trừng cho sức mạnh văn hóa chính trị của nước này.

S-300 là một hệ thống tên lửa tầm xa đất-đối-không, lần đầu tiên được sản xuất bởi công ty Almaz-Antey ni vào năm 1979. Với thiết kế phòng thủ trước các cuộc không kích, S-300 có khả năng nhắm bắn được 6 máy bay cùng lúc, với mỗi mục tiêu sẽ bắn đi 12 quả tên lửa, khiến nó trở thành một sức mạnh mà mọi máy bay địch ở trong bán kính 300 km đều phải dè chừng.

Kalashnikov có lẽ là một trong những vũ khí nổi tiếng nhất của Nga, mọi thứ vũ khí mà mọi tay súng đều yêu mến. Kỹ sư quân sự Liên Xô Mikhail Kalashnikov là người đã thiết kế ra khẩu súng trường tự động mang dấu tên ông vào năm 1947 (Avtomat Kalashnikova hay AK – 47). Kể từ khẩu súng trường này trở đi, đã có gần 90 triệu phiên bản mô-đi-phê các loại nối tiếp ra đời, trong đó phải kể đến AK-74 và AKM, hiện đang được sử dụng ở trên 100 quốc gia.


Mikhail Kalashnikov với khẩu súng trường mang dòng chữ ký tên ông.

Trực thăng tấn công nhãn hiệu “Cá sấu” KA-52 được thiết kế để tiêu diệt các đội quân trên bộ, bao gồm bộ binh và xe bọc thép. KA – 52 chính là phiên bản mới 2-ghế ngồi đời mới của phiên bản cũ KA-50 nổi tiếng “Cá mập Đen”. Tuy “Cá sấu” là một loại trực thăng nhẹ ít khi được sử dụng vào nhiệm vụ do thám nhưng nó có vỏ bọc thép không gì có thể đọ được.


“Cá sấu” KA-52 trong Triển lãm Hàng không 2014 tại Moscow, Nga.

Pantsir-S1 là một hệ thống pháo phòng không sử dụng tên lửa đất-đối-không từ tầm ngắn đến tầm trung, được thiết kế tại Tula, Nga vào năm 1994. Mặc dù tầm chiến đấu của nó chỉ trong vòng 20 km nhưng tên lửa bắn ra có thể vươn lên đến độ cao 15 km và nhắm đến mọi loại máy bay có người lái, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại vũ khí  không-đối-đất, dẫn-đạo-chính xác.


Pantsir-S1 đang thao diễn trong một cuộc diễn tập quân sự gần Astrakhan, Nga.

Các loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân dòng Akula của Liên Xô lần đầu tiên được triển khai vào năm 1980. Tàu ngầm Akula là loại tàu ngầm lớn nhất từ trước đến nay với chiều dài 175 m và rộng 23 m, có khả năng nuôi chứa thủy thủ đoàn trong nhiều tháng dưới nước. Được trang bị vũ khí tên lửa hạt nhân có sức công phá cực lớn và với cả khả tấn công mục tiêu ở cách xa 8.300 km, các con “Cá mập” này có thể phóng tên lửa hạt nhân tầm xa trong khi vẫn nằm sâu dưới nước hoặc khi đã cập bến. Những động cơ được giảm thanh ở mức siêu êm cho phép chúng di chuyển xuyên qua các vùng biển NATO mà không hề bị phát hiện.


Tàu ngầm dòng Akula chuẩn bị lặn.

Mi-8 là một loại trực thăng dạng trung do Liên Xô thiết kế, được sử dụng với mục đích chính là vận chuyển người và hàng. Vì tính hiệu quả và khả năng chở tới 3 tấn hàng một lúc nên Mi-8 là một trong những loại trực thăng được sản xuất phổ biến nhất trên thế giới; hiện nay 12.000 chiếc đang được sử dụng ở hơn 50 quốc gia. Mi-8 chính là một chú ngựa thồ đích thực với khả năng làm việc rất đáng tin cậy ở trong mọi hoàn cảnh.


Được biết đến rộng rãi vì tính năng dễ bảo hành và độ tin cậy cao, Mi-8 đang được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới.

Topol-M là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đáng kinh sợ, nặng tới 47 tấn và dài 22 m, có khả năng tấn công mục tiêu bằng đầu đạn hạt nhân trong tầm 11.000 km. Nga từng nói rằng loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này miễn nhiễm với mọi hệ thống phòng vệ tên lửa của Mỹ hiện có hoặc còn đang dự tính thiết kế.


Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M tại cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng - 9/5/2014.

Sukhoi Su-27 do Nga chế tạo là cơn ác mộng thực sự đối với với các loại máy bay chiến đấu F-15 thế hệ 4 do Mỹ sản xuất. Loại máy bay chiến đấu hai động cơ với khả năng điều động siêu hoạt này có thể đạt tới tốc độ 1.400 km/h ở độ cao tối đa là 18.5 km. Các tên lửa không-đối-không tự hành của Su-27 và khẩu đại bác 30mm của nó đã đem về cho chiếc máy bay này Giải Máy bay Quân sự Tốt nhất Thế kỷ 20, theo tạp chí Bay Quốc tế.


Su-27 bay thao diễn trong Hội chợ Hàng không 2014 tại Moscow.

RPG-7 là một loại súng phóng lựu vác vai, chống tăng, đẩy bằng rốc-két do Liên Xô chế tạo để sử dụng đối với mọi xe bọc thép đối địch, trong đó có xe tăng. Vẻ ngoài thô khỏe nhưng lại có một thiết kế đơn giản, RPG-7 với chi phí tương đối rẻ nhưng rất hiệu quả là loại vũ khí được sử dụng rộng rãi nhưng cũng đáng ngờm hiện nay trên toàn thế giới.


Lính Nga bắn thử RPG-7 trong thao diễn quân sự.

Hệ thống Tên lửa Tàu hỏa đúng như tên gọi nó là một đoàn tàu hỏa chở các tên lửa đạn đạo hạt nhân. Bề ngoài nhìn không khác gì một đoàn tàu chở khách hay hàng hóa. Năm 2005, những đoàn tàu chở đầu đạn hạt nhân này đã được rút khỏi nhiệm vụ chiến đấu. Tuy nhiên, năm 2013 có tin Nga lại có kế hoạch khôi phục lại hệ thống tên lửa chạy trên đường ray này để chống lại sự mở rộng của NATO ở Đông Âu.


Nga có kế hoạch khôi phục lại hệ thống tên lửa trên ray xe lửa.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm