| Hotline: 0983.970.780

3 vạn du khách tham gia lễ hội đua bò Bảy Núi

Thứ Bảy 28/09/2019 , 15:21 (GMT+7)

Ngày 28/9 lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng tỉnh An Giang lần thứ 26, do huyện Tri Tôn đăng cai tổ chức.

Theo Ban tổ chức lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng lần thứ 26, tranh Cúp (ATV) Truyền hình An Giang 2019. Lễ hội diễn ra tại sân đua bò huyện Tri Tôn.

Năm nay có 64 đôi bò xuất sắc được tuyển chọn từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú và Thoại Sơn cùng với 2 huyện Hòn Đất, Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) và Sóc Trăng tranh giải.
Ngay từ sáng sớm, sau lễ khai mạc từng đôi bò bốc thăm đã thi đấu vô cùng quyết liệt và sôi nổi.
Theo Ban tổ chức cho biết, các đôi bò này được tham gia đua phải trải qua thi vòng loại tuyển chọn của Ban giám khảo ở tại địa phương. Đây cũng là lễ hội được diễn ra hằng năm nhằm để chào mừng ngày lễ Sene Dolta của người Khmer Nam Bộ.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc ra đời hội đua bò bắt nguồn từ đặc thù sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vùng Bảy Núi. Do canh tác chủ yếu ở ruộng trên, vùng đất pha cát nên nông dân Khmer tận dụng các đôi bò để cày bừa, vận chuyển hàng hóa, nông sản.

Họ xem chùa Khmer là trung tâm trong đời sống tinh thần nên người thân sau khi mất, phần lớn đều gửi tro cốt vào chùa. Cứ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 (âm lịch) hàng năm, mọi người lại cùng nhau tổ chức lễ báo hiếu Sene Dolta.

Thời điểm này cũng trùng với dịp xuống giống vụ lúa thu đông (thời điểm giao mùa mưa - nắng) nên bà con Khmer thường mang bò đến cày bừa cho thửa ruộng của chùa trong phum, sóc, gọi là “bừa công quả”.

Cày bừa xong, họ tự thúc bò “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh, khỏe. Các sư sãi thấy vậy đứng ra tổ chức (kiểu trọng tài), treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là những sợi dây nài khớp bạc hoặc những vòng lục lạc đẹp mắt (dây “cà tha”).

Đây là phần thưởng quý gắn với niềm tin về một vụ mùa bội thu nên các chủ bò ngày càng quan tâm chăm sóc đôi bò quý của mình. Dần dà, việc tổ chức “bừa đua” được mở rộng quy mô, trở thành ngày hội của đồng bào Khmer trong dịp lễ Sene Dolta.
Sau năm 1992, hoạt động văn hóa - thể thao độc đáo của đồng bào Khmer được nâng cấp lên thành Hội đua bò Bảy Núi, do 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên luân phiên đăng cai tổ chức hàng năm.
Không chỉ những đôi bò vùng Bảy Núi mà các địa phương có người Khmer sinh sống ở An Giang, những huyện giáp ranh ở tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng… có năm còn mời nước bạn Campuchia tham gia đua bò.
Đây không chỉ là ngày vui của đồng bào Khmer mà còn trở thành hoạt động thu hút hàng chục ngàn lượt du khách, người dân trong nước đến xem, kể cả du khách nước ngoài.
Ông Trần Minh Giang -  Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, cho biết, năm nay địa phương đăng cai tổ chức Hội đua bò Bảy Núi tranh Cúp ATV lần thứ 26 càng có ý nghĩa hơn. Đây sẽ là ngày hội của đồng bào Khmer và du khách gần xa. Qua đó, giúp giới thiệu, quảng bá về vùng đất và con người Tri Tôn, tiềm năng phát triển du lịch, văn hóa truyền thống, ẩm thực phong phú…
Năm nay hội đua bò Bảy Núi thu hút khoảng 30.000 người dân, du khách đến xem và cổ vũ.
Đối với các nhà báo, nhiếp ảnh gia, đây là cơ hội sáng tác ảnh đẹp, cơ hội bắt lại cảm xúc tuyệt vời về cuộc sống đời thường.     
Roi khiển bò trên trường đua (tiếng Khmer gọi Sàluôl).
Các tài xế bò đợi đến lượt tham gia đua.
Dàn bừa dùng để cho tài xế đứng lên đó để điều khiển bò đua.
Cho bòn đua ăn cháo gà bồi bổ sức khỏe để sẳn sàng bước vào trận thi đấu.

 Người tham gia đua, ai nấy cũng đặt hy vọng đôi bò mình sẽ chiến thắng.

Nài bò trong tương lai.
 Các chủ đôi bò đua, tranh thủ ăn buổi cơm trưa.
Khán giả lội bùn đến xem lễ hội đua bò.
Người tra cõng con trai đi xem đua bò.
Giàn ngũ âm biểu diễn nhạc lễ của đồng bào Khmer.
Nhiều người dân đội nắng mưa đến cổ vũ trong lễ hội đua bò Bảy Núi.
Bán nước suối cho người tham gia cổ vũ đua bò trong buổi trưa nắng nóng.
Quyết liệt tranh nhau về đích.
 Nài bò trong bùn đất.
 Đôi bò số 13, chiến thắng loạt vào vòng chung kết.
Theo quy định trong đua bò, một vòng hô và một vòng thả mới tranh nhau chạy về đích. Đôi nào về đích trước sẽ chiến thắng.

 

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.